Đầu năm 2013, 83 hộ dân và 1 trạm biên phòng thuộc thôn 9, đảo Gò Găng, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, được Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Người dân thôn đảo vui mừng vì đã có điện thắp sáng, phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên, hệ thống này đưa vào sử dụng mới được hơn 3 năm đã có những bất cập, người dân lại phải sống trong cảnh không điện, đèn dầu tù mù.
Đảo Gò Găng có diện tích khoảng 1.700 ha, đường giao thông đi lại trên đảo vẫn còn nhiều khó khăn, dân cư sống rải rác không tập trung khiến việc kéo điện lưới quốc gia đến từng gia đình khó thực hiện được. Thế nên, đầu năm 2013, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai “Ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời để phát điện phục vụ sinh hoạt”, với kinh phí gần 6 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh.
Ngay sau khi hoàn thành hệ thống điện mặt trời, Sở Công Thương tỉnh còn tiếp tục làm cầu nối vận động Công ty cổ phần Đông Á (chủ đầu tư cụm công nghiệp Đá Bạc - Châu Đức) tặng tivi cho tất cả các hộ gia đình được lắp điện mặt trời và một số gia đình nghèo ở Gò Găng.
Bà Nguyễn Thị Hoa Phượng, thôn 9 đảo Gò Găng, nhớ lại niềm vui mừng khôn xiết khi cách đây hơn 3 năm gia đình bà có tên trong danh sách 83 hộ của thôn đảo được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời. Bà chia sẻ, 50 tuổi bà mới được sử dụng điện để phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Lúc đấy vừa có điện, vừa có ti vi để xem, bà Phượng đã nghĩ cuộc sống sẽ bớt vất vả hơn, các cháu học sinh cũng không phải cảnh học đèn dầu tù mù nữa. Thế nhưng, niềm vui chưa được bao lâu, sau khi đưa vào sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời này đã khiến người dân nhanh chóng thất vọng. Vì bình ắc quy tích điện hết 1 năm bảo hành là bị hư hỏng liên tục, đem đi sửa chữa mãi rồi cũng chán, mà để mua thay thế một cặp bình mới cũng tốn đến khoảng 6 triệu đồng, người dân nghèo làm gì có tiền để mua. Khoảng 8 tháng gần đây điện năng lượng mặt trời của gia đình bà chỉ sử dụng được một lúc vào ban ngày, còn ban đêm lại phải quay lại cảnh thắp đèn dầu như lúc chưa có điện, vì bình đã xuống cấp nên việc tích điện không còn được nhiều và nhanh hết điện.
Theo ông Nguyễn Văn Trinh, trưởng thôn 9 đảo Gò Găng, hiện nay đảo Gò Găng có 230 hộ, với 875 nhân khẩu, trong số đó, mới có khoảng 50% số hộ được sử dụng điện (cả điện năng lượng mặt trời và điện lưới quốc gia), còn lại vẫn cảnh thắp đèn dầu. Những hộ được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời đều thuộc diện nghèo, khó khăn của thôn nên không có điều kiện sửa chữa thường xuyên và thay cặp bình ắc quy mới. Người dân thôn đảo Gò Găng cũng đã nhiều lần kiến nghị lên các cơ quan chức năng về vấn đề này, đồng thời mong muốn, Nhà nước sớm đầu tư hệ thống lưới điện quốc gia để phục vụ việc sinh hoạt và sản xuất phát triển kinh tế gia đình.
Theo người dân thôn đảo, vì hiện nay hệ thống điện năng lượng mặt trời nếu có sửa chữa hoặc thay thế bình ắc quy thì điện cũng rất yếu chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu sinh hoạt của các hộ, còn phục vụ cho sản xuất thì không thể. Trong khi đó, hầu hết người dân trên đảo đều làm nghề nuôi thủy sản, làm muối, đánh bắt hải sản nên rất cần điện để phục vụ sản xuất.
Ông Bùi Đức Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết, do bình ắc quy hư hỏng liên tục nên đã có một số hộ còn tự ý bán pin hệ thống điện năng lượng mặt trời. Khi chính quyền địa phương nắm được thông tin đã tiến hành thu hồi và tuyên truyền để người dân không được tự ý bán. Bên cạnh đó, địa phương cũng nhiều lần kiến nghị đến các cấp chính quyền, các sở, ngành liên quan cần nhanh chóng quy hoạch, xây dựng các trục đường xương sống trên địa bàn thôn đảo, để việc kéo điện lưới quốc gia tới các hộ dân trong thôn được dễ dàng hơn.
Ông Phạm Bá Lâm, Phó phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho biết, do thôn đảo Gò Găng chưa có các trục đường xương sống kéo tới các tổ dân cư, nên không thể đầu tư được điện lưới quốc gia. Về lâu dài, tỉnh sẽ đầu tư điện lưới quốc gia, nhưng với điều kiện đường giao thông phải được thông suốt tới từng tổ dân cư thì việc kéo điện và phủ lưới điện mới tới hết các hộ dân trên đảo được.
Xem thêm: Cận cảnh xe năng lượng mặt trời tự chế đầu tiên của sinh viên Palestine
Nguồn: http://baotintuc.vn/xa-hoi/nan-giai-cap-dien-cho-dao-go-gang-20160826230122505.htm
Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016
Cận cảnh xe năng lượng mặt trời tự chế đầu tiên của sinh viên Palestine
Chiến tranh và bom đạn chưa bao giờ dập tắt đi khả năng sáng tạo của con người, đặc biệt đối với hai sinh viên chuyên ngành kỹ thuật cơ khí tại Palestine.
Theo Tân Hoa Xã, hai sinh viên chuyên ngành kỹ thuật cơ khí tại Palestine (quốc gia vẫn đang tranh chấp với Israel tại dải Gaza) đã chế tạo thành công nguyên mẫu chiếc xe chạy bằng năng lượng mặt trời.
Nguyên mẫu chiếc xe hiện đang đưc cất giữ ở tầng trệt của một ngôi nhà tại thành phố Gaza. Bao bọc quanh xe là các tấm pin năng lượng mặt trời có thể chuyển đổi thành năng lượng hoạt động cho xe.
Hai sinh viên thiết kế ra chiếc xe đã phải mất một năm để thiết kế và tạo ra hoàn chỉnh nguyên mẫu chiếc xe ba bánh chạy bằng năng lượng Mặt trời. Toàn bộ chi phí khoảng 1.500 USD đều do hai người tự bỏ ra.
Thành viên Jamal Mikaty cho biết, họ muốn đạt được hai mục tiêu thông qua dự án với chiếc xe này. Mục tiêu đầu tiên là tạo ra một bước tiến khoa học lớn nhằm đuổi kịp các quốc gia khác. Mục tiêu thứ hai là đem kiến thức đã học tập được để phục vụ cộng đồng.
Mặc dù xe chỉ có thể đạt được tốc độ tối đa 30 kmh nhưng hai sinh viên đều khá vui mừng, đồng thời không quên nhắn nhủ rằng, đây mới chỉ là bước đi đầu tiên trong lộ trình hướng tới sản xuất xe chạy bằng năng lượng mặt trời trong tương lai của nhóm.
Mikaty chia sẻ: "Tôi tin rằng, dự án sẽ rất thành công tại Gaza nếu chúng tôi tìm được một nhà tài trợ bởi xe sẽ giúp người dân Gaza thoát khỏi cảnh lệ thuộc vào nhiên liệu giá trên trời được nhập khẩu từ Israel".
Gaza sở hữu nguồn năng lượng Mặt trời khá dồi dào với hơn 300 ngày nắng trong năm. Tuy nhiên có tới 1,9 triệu người dân tại Gaza không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng nguồn nhiên liệu đắt đỏ được nhập từ Israel để nạp cho phương tiện giao thông và các nhà máy.
Theo hiệp định Oslo giữa Israel và Palestine, Israel được phép kiểm soát gần như toàn bộ việc cung cấp nhiên liệu cho Palestine. Trong khi đó, chính phủ Palestine không được phép bán nhiên liệu ít hơn 15% so với giá thị trường của Israel.
Được biết dự án trên của hai sinh viên kỹ thuật cũng được trường Đại học al-Azhar thuộc dải Gaza ủng hộ. Giáo sư Mazen Abu Amer tại Khoa kỹ thuật thuộc trường Đại học al-Azhar chia sẻ, ý tưởng tạo ra một chiếc xe chạy bằng năng lượng mặt trời là một điều hoàn toàn mới tại Gaza. Ông cũng khẳng định sẽ hỗ trợ dự án tới cùng, đặc biệt khi sản phẩm được thương mại hóa thành công.
>> Thực hiện dự án sạc điện thoại miễn phí tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Nguồn: http://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/1922859/can-canh-xe-nang-luong-mat-troi-tu-che-dau-tien-cua-sinh-vien-palestine
Theo Tân Hoa Xã, hai sinh viên chuyên ngành kỹ thuật cơ khí tại Palestine (quốc gia vẫn đang tranh chấp với Israel tại dải Gaza) đã chế tạo thành công nguyên mẫu chiếc xe chạy bằng năng lượng mặt trời.
Nguyên mẫu chiếc xe hiện đang đưc cất giữ ở tầng trệt của một ngôi nhà tại thành phố Gaza. Bao bọc quanh xe là các tấm pin năng lượng mặt trời có thể chuyển đổi thành năng lượng hoạt động cho xe.
Hai sinh viên thiết kế ra chiếc xe đã phải mất một năm để thiết kế và tạo ra hoàn chỉnh nguyên mẫu chiếc xe ba bánh chạy bằng năng lượng Mặt trời. Toàn bộ chi phí khoảng 1.500 USD đều do hai người tự bỏ ra.
Thành viên Jamal Mikaty cho biết, họ muốn đạt được hai mục tiêu thông qua dự án với chiếc xe này. Mục tiêu đầu tiên là tạo ra một bước tiến khoa học lớn nhằm đuổi kịp các quốc gia khác. Mục tiêu thứ hai là đem kiến thức đã học tập được để phục vụ cộng đồng.
Mặc dù xe chỉ có thể đạt được tốc độ tối đa 30 kmh nhưng hai sinh viên đều khá vui mừng, đồng thời không quên nhắn nhủ rằng, đây mới chỉ là bước đi đầu tiên trong lộ trình hướng tới sản xuất xe chạy bằng năng lượng mặt trời trong tương lai của nhóm.
Mikaty chia sẻ: "Tôi tin rằng, dự án sẽ rất thành công tại Gaza nếu chúng tôi tìm được một nhà tài trợ bởi xe sẽ giúp người dân Gaza thoát khỏi cảnh lệ thuộc vào nhiên liệu giá trên trời được nhập khẩu từ Israel".
Gaza sở hữu nguồn năng lượng Mặt trời khá dồi dào với hơn 300 ngày nắng trong năm. Tuy nhiên có tới 1,9 triệu người dân tại Gaza không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng nguồn nhiên liệu đắt đỏ được nhập từ Israel để nạp cho phương tiện giao thông và các nhà máy.
Theo hiệp định Oslo giữa Israel và Palestine, Israel được phép kiểm soát gần như toàn bộ việc cung cấp nhiên liệu cho Palestine. Trong khi đó, chính phủ Palestine không được phép bán nhiên liệu ít hơn 15% so với giá thị trường của Israel.
Được biết dự án trên của hai sinh viên kỹ thuật cũng được trường Đại học al-Azhar thuộc dải Gaza ủng hộ. Giáo sư Mazen Abu Amer tại Khoa kỹ thuật thuộc trường Đại học al-Azhar chia sẻ, ý tưởng tạo ra một chiếc xe chạy bằng năng lượng mặt trời là một điều hoàn toàn mới tại Gaza. Ông cũng khẳng định sẽ hỗ trợ dự án tới cùng, đặc biệt khi sản phẩm được thương mại hóa thành công.
>> Thực hiện dự án sạc điện thoại miễn phí tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Nguồn: http://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/1922859/can-canh-xe-nang-luong-mat-troi-tu-che-dau-tien-cua-sinh-vien-palestine
Thực hiện dự án sạc điện thoại miễn phí tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Theo anh Trần Quang Huy thành viên nhóm Thế hệ ưu tú, mô hình cây mặt trời (solar tree) giúp sạc các thiết bị điện tử sẽ được lắp đặt ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) ngay sau khi kêu gọi được vốn tài trợ. Đây là dự án phi lợi nhuận với mục đích mong muốn nâng cao ý thức và tuyên truyền sử dụng năng lượng sạch cho cộng đồng.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, anh Trần Quang Huy, thành viên nhóm Thế hệ ưu tú chia sẻ: “Xuất phát từ ý tưởng muốn sử dụng năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời để phục vụ cộng đồng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nên nhóm đã cùng suy nghĩ, tìm tòi và ý tưởng về cây mặt trời đã ra đời”.
Cây mặt trời (solar tree) là dự án mà nhóm Thế hệ ưu tú đang ấp ủ để đưa vào ứng dụng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).
Solar tree được thiết kế với hình dáng một cái cây với thân cây nhỏ gọn giúp tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan. Nhưng điều đặc biệt, cây có thể dùng để sạc pin cho các thiết bị điện tử, chiếu sáng vào ban đêm.
Phân tích về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cây mặt trời, anh Huy cho biết solar tree tích hợp cổng USB 5V 1A- 2A và các đầu sạc phù hợp với dòng điện thoại hiện nay. Người dùng có thể sạc trực tiếp tại đây điện thoại hoặc máy tính bảng.
“Hiện tại thiết bị gồm: 3 tấm pin mặt trời (mỗi tấm 150W), bộ phận điều khiển sạc, cáp sạc, thân trụ của cây... Ban ngày ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời sẽ chuyển hóa quang năng thành điện năng và lưu trữ trong ắc quy để dùng cả ngày, sản phẩm có thể sạc cho nhiều loại điện thoại”, anh Huy nói thêm.
Trong quá trình nghiên cứu, anh Huy cùng các thành viên trong nhóm Thế hệ ưu tú đã đưa ra nhiều phương án khác nhau nhằm mục đích giúp người dùng có thể sạc các thiết bị điện tử trong điều kiện thời tiết xấu.
Chính những trăn trở đó đã được cả nhóm tiếp tục thực hiện và thiết kế mô hình Cây mặt trời có bình ắc quy lưu trữ điện giúp mô hình có thể sử dụng 2 ngày trong điều kiện thời tiết xấu.
Khi nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm này, anh Huy chia sẻ: “Mục đích của nhóm khi tạo ra solar tree chính là việc đem lại một mô hình nhỏ gọn, nhiều tính năng và đặc biệt phải thân thiện với môi trường. Đồng thời, mô hình này sẽ giúp cho cộng đồng có thêm ý thức về bảo vệ môi trường, áp dụng năng lượng sạch vào đời sống…”.
Cũng theo anh Huy, trong một tương lai gần, nhóm sẽ lắp đặt solar tree ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) và đây hoàn toàn là dự án phi lợi nhuận với mong muốn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người và tuyên truyền sử dụng năng lượng sạch.
Bày tỏ dự định cho dự án trong thời gian tới, anh Huy hào hứng cho biết nhóm rất muốn nhân rộng mô hình solar tree tới các thành phố trên cả nước Việt Nam với thông điệp: "Hãy sử dụng năng lượng sạch vì môi trường".
Được biết nhóm Thế hệ ưu tú là tập hợp những người trẻ đam mê nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực, họ coi trọng sáng tạo và mong muốn cống hiến cho cộng đồng. Và dự án solar tree của nhóm đang trong giai đoạn tìm kiếm đầu tư.
>> Đề xuất xây nhà máy điện mặt trời 5.000 tỷ đồng tại Quảng Ngãi
Nguồn: http://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/thuc-hien-du-an-sac-dien-thoai-mien-phi-tai-pho-di-bo-nguyen-hue-41152.html
Mô hình Cây mặt trời của nhóm Thế hệ ưu tú |
Cây mặt trời (solar tree) là dự án mà nhóm Thế hệ ưu tú đang ấp ủ để đưa vào ứng dụng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).
Solar tree được thiết kế với hình dáng một cái cây với thân cây nhỏ gọn giúp tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan. Nhưng điều đặc biệt, cây có thể dùng để sạc pin cho các thiết bị điện tử, chiếu sáng vào ban đêm.
Phân tích về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cây mặt trời, anh Huy cho biết solar tree tích hợp cổng USB 5V 1A- 2A và các đầu sạc phù hợp với dòng điện thoại hiện nay. Người dùng có thể sạc trực tiếp tại đây điện thoại hoặc máy tính bảng.
“Hiện tại thiết bị gồm: 3 tấm pin mặt trời (mỗi tấm 150W), bộ phận điều khiển sạc, cáp sạc, thân trụ của cây... Ban ngày ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời sẽ chuyển hóa quang năng thành điện năng và lưu trữ trong ắc quy để dùng cả ngày, sản phẩm có thể sạc cho nhiều loại điện thoại”, anh Huy nói thêm.
Trong quá trình nghiên cứu, anh Huy cùng các thành viên trong nhóm Thế hệ ưu tú đã đưa ra nhiều phương án khác nhau nhằm mục đích giúp người dùng có thể sạc các thiết bị điện tử trong điều kiện thời tiết xấu.
Chính những trăn trở đó đã được cả nhóm tiếp tục thực hiện và thiết kế mô hình Cây mặt trời có bình ắc quy lưu trữ điện giúp mô hình có thể sử dụng 2 ngày trong điều kiện thời tiết xấu.
Khi nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm này, anh Huy chia sẻ: “Mục đích của nhóm khi tạo ra solar tree chính là việc đem lại một mô hình nhỏ gọn, nhiều tính năng và đặc biệt phải thân thiện với môi trường. Đồng thời, mô hình này sẽ giúp cho cộng đồng có thêm ý thức về bảo vệ môi trường, áp dụng năng lượng sạch vào đời sống…”.
Cũng theo anh Huy, trong một tương lai gần, nhóm sẽ lắp đặt solar tree ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) và đây hoàn toàn là dự án phi lợi nhuận với mong muốn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người và tuyên truyền sử dụng năng lượng sạch.
Bày tỏ dự định cho dự án trong thời gian tới, anh Huy hào hứng cho biết nhóm rất muốn nhân rộng mô hình solar tree tới các thành phố trên cả nước Việt Nam với thông điệp: "Hãy sử dụng năng lượng sạch vì môi trường".
Được biết nhóm Thế hệ ưu tú là tập hợp những người trẻ đam mê nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực, họ coi trọng sáng tạo và mong muốn cống hiến cho cộng đồng. Và dự án solar tree của nhóm đang trong giai đoạn tìm kiếm đầu tư.
>> Đề xuất xây nhà máy điện mặt trời 5.000 tỷ đồng tại Quảng Ngãi
Nguồn: http://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/thuc-hien-du-an-sac-dien-thoai-mien-phi-tai-pho-di-bo-nguyen-hue-41152.html
Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016
Đề xuất xây nhà máy điện mặt trời 5.000 tỷ đồng tại Quảng Ngãi
Công ty TNHH Kimin Power của Vương quốc Anh vừa đề xuất đầu tư dự án Năng lượng mặt trời tại xã Phổ An với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.
Theo tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Kimin Power của Vương quốc Anh về đầu tư dự án năng lượng mặt trời tại xã Phổ An.
Lãnh đạo Kimin Power cho biết, qua nghiên cứu, khảo sát sơ bộ tại khu vực xã Phổ An, huyện Đức Phổ cho thấy, khu vực này có tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt năng lượng mặt trời.
Do vậy doanh nghiệp này đã đề nghị tỉnh tạo điều kiện để họ sớm triển khai dự án năng lượng mặt trời tại đây với công suất 150 MW. Nhu cầu sử dụng đất khoảng 250 ha.
Kiến trúc xây dựng của dự án gồm có các phần chính như: lắp đặt hệ thống tấm quang điện, hệ khung giá đỡ và đường nội bộ giữa các dãy tấm pin, mương cáp (diện tích khoảng 210 ha); Xây dựng hệ thống máy biến áp nâng áp 0,4/22kV công suất từ 2-2,5MVA, trạm biến áp 110kV và nhánh rẽ đấu nối (diện tích khoảng 10 ha), phần diện tích đất còn lại dùng xây dựng nhà điều hành…
Tổng vốn đầu tư dự án trên 5.000 tỷ đồng.
Qua báo cáo ý tưởng của công ty, lãnh đạo tỉnh thống nhất với đề xuất của doanh nghiệp. Dự án được triển khai sẽ góp phần quan trọng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện rất lớn cho người dân Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung trong thời gian đến.
Theo lãnh đạo Quảng Ngãi, dự án sẽ giải quyết việc làm và góp phần quan trọng vào việc thu ngân sách cho địa phương.
Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng mặt trời sẽ hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường thông qua việc giảm phát thải những khí gây ô nhiễm môi trường trong quá trình đốt và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng đã giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn Công ty lập các thủ tục liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án, trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Trong đó, lưu ý nhà đầu tư cần đánh giá kỹ về tính hiệu quả dự án, thời gian triển khai thực hiện dự án và thực hiện quy hoạch ngành điện.
>> Nông dân xài điện mặt trời
Nguồn: http://bizlive.vn/dia-oc/de-xuat-xay-nha-may-dien-mat-troi-5000-ty-dong-tai-quang-ngai-1895190.html
Theo tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Kimin Power của Vương quốc Anh về đầu tư dự án năng lượng mặt trời tại xã Phổ An.
Lãnh đạo Kimin Power cho biết, qua nghiên cứu, khảo sát sơ bộ tại khu vực xã Phổ An, huyện Đức Phổ cho thấy, khu vực này có tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt năng lượng mặt trời.
Do vậy doanh nghiệp này đã đề nghị tỉnh tạo điều kiện để họ sớm triển khai dự án năng lượng mặt trời tại đây với công suất 150 MW. Nhu cầu sử dụng đất khoảng 250 ha.
Kiến trúc xây dựng của dự án gồm có các phần chính như: lắp đặt hệ thống tấm quang điện, hệ khung giá đỡ và đường nội bộ giữa các dãy tấm pin, mương cáp (diện tích khoảng 210 ha); Xây dựng hệ thống máy biến áp nâng áp 0,4/22kV công suất từ 2-2,5MVA, trạm biến áp 110kV và nhánh rẽ đấu nối (diện tích khoảng 10 ha), phần diện tích đất còn lại dùng xây dựng nhà điều hành…
Tổng vốn đầu tư dự án trên 5.000 tỷ đồng.
Qua báo cáo ý tưởng của công ty, lãnh đạo tỉnh thống nhất với đề xuất của doanh nghiệp. Dự án được triển khai sẽ góp phần quan trọng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện rất lớn cho người dân Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung trong thời gian đến.
Theo lãnh đạo Quảng Ngãi, dự án sẽ giải quyết việc làm và góp phần quan trọng vào việc thu ngân sách cho địa phương.
Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng mặt trời sẽ hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường thông qua việc giảm phát thải những khí gây ô nhiễm môi trường trong quá trình đốt và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng đã giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn Công ty lập các thủ tục liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án, trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Trong đó, lưu ý nhà đầu tư cần đánh giá kỹ về tính hiệu quả dự án, thời gian triển khai thực hiện dự án và thực hiện quy hoạch ngành điện.
>> Nông dân xài điện mặt trời
Nguồn: http://bizlive.vn/dia-oc/de-xuat-xay-nha-may-dien-mat-troi-5000-ty-dong-tai-quang-ngai-1895190.html
Nông dân xài điện mặt trời
Hàng chục nông hộ ở xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư vốn lắp đặt hệ thống máy bơm nước sử dụng năng lượng mặt trời để tưới mía
Mô hình sử dụng năng lượng mặt trời ở xã Quảng Sơn đã mang lại hiệu quả kinh tế cho những cánh đồng mía không thể kéo điện vào.
Gia đình ông Trần Văn Hoàng là một trong những hộ chuyên canh mía đầu tiên ở xã Quảng Sơn đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống máy bơm nước sử dụng điện từ năng lượng mặt trời. Theo ông Hoàng, tổng kinh phí cho cả hệ thống khoảng 70 triệu đồng, trong đó, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) hỗ trợ 50%, còn lại Công ty CP Mía đường Phan Rang cho vay không lãi. “Trước đây, do không thể kéo điện vào, hơn 3 ha mía của tôi phải chạy máy dầu để tưới, tốn khoảng 30 triệu đồng/vụ. Sau khi lắp đặt hệ thống pin mặt trời, vụ mía vừa rồi, tôi không tốn tiền mua dầu. Như vậy, chỉ sau 2 vụ mía, tôi có thể trả hết vốn đầu tư” - ông Hoàng tính toán.
Láng giềng của ông Hoàng, chị Bùi Bích Thủy, cho biết lúc đầu chị cũng phân vân vì chi phí đầu tư khá lớn. Tuy nhiên, thấy bà con xung quanh sử dụng hiệu quả nên chị lắp đặt. “Hệ thống năng lượng mặt trời tiện dụng lắm. Khoảng 8 giờ, khi nắng lên là hệ thống hoạt động tốt rồi. Chỉ cần bật công tắc điện, máy bơm sẽ đưa nước theo đường ống dẫn vào tận chân ruộng mía, đỡ tốn công chực chờ nước như trước đây” - chị Thủy nói.
Không chỉ bơm nước, hệ thống năng lượng mặt trời còn cung cấp điện chiếu sáng cho các rẫy mía. Ông Lê Văn Thìn, cán bộ Công ty CP Mía đường Phan Rang, xác nhận đã có trên 20 hộ chuyên canh mía ở xã Quảng Sơn lắp đặt hệ thống pin mặt trời để canh tác. Các hệ thống này hoạt động ổn định. Sắp tới, công ty tiếp tục khuyến khích bà con vay vốn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời theo phương thức trả dần trong 5 năm, không tính lãi.
Sau cuộc khảo sát mới đây, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận nhận định với đặc thù thời tiết của địa phương có đến 9 tháng nắng/năm, mô hình sử dụng năng lượng mặt trời để bơm nước là phù hợp. “Theo tính toán, hệ thống năng lượng mặt trời có vốn đầu tư khoảng 70 triệu đồng có thể tưới cho 8-10 ha mía, giảm hơn 50% so với chạy máy dầu” - một cán bộ khuyến nông so sánh.
Để tăng hiệu quả của hệ thống năng lượng mặt trời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận dự định phối hợp với các đơn vị chức năng nghiên cứu, lắp đặt thêm dàn tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước trong mùa khô hạn.
>> Cỗ máy năng lượng nhiệt hạch: Mặt trời trong tương lai của loài người
Nguồn: http://nld.com.vn/kinh-te/nong-dan-xai-dien-mat-troi-20160817213029816.htm
Mô hình sử dụng năng lượng mặt trời ở xã Quảng Sơn đã mang lại hiệu quả kinh tế cho những cánh đồng mía không thể kéo điện vào.
Gia đình ông Trần Văn Hoàng là một trong những hộ chuyên canh mía đầu tiên ở xã Quảng Sơn đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống máy bơm nước sử dụng điện từ năng lượng mặt trời. Theo ông Hoàng, tổng kinh phí cho cả hệ thống khoảng 70 triệu đồng, trong đó, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) hỗ trợ 50%, còn lại Công ty CP Mía đường Phan Rang cho vay không lãi. “Trước đây, do không thể kéo điện vào, hơn 3 ha mía của tôi phải chạy máy dầu để tưới, tốn khoảng 30 triệu đồng/vụ. Sau khi lắp đặt hệ thống pin mặt trời, vụ mía vừa rồi, tôi không tốn tiền mua dầu. Như vậy, chỉ sau 2 vụ mía, tôi có thể trả hết vốn đầu tư” - ông Hoàng tính toán.
Hệ thống năng lượng mặt trời để bơm nước ở xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận |
Không chỉ bơm nước, hệ thống năng lượng mặt trời còn cung cấp điện chiếu sáng cho các rẫy mía. Ông Lê Văn Thìn, cán bộ Công ty CP Mía đường Phan Rang, xác nhận đã có trên 20 hộ chuyên canh mía ở xã Quảng Sơn lắp đặt hệ thống pin mặt trời để canh tác. Các hệ thống này hoạt động ổn định. Sắp tới, công ty tiếp tục khuyến khích bà con vay vốn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời theo phương thức trả dần trong 5 năm, không tính lãi.
Sau cuộc khảo sát mới đây, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận nhận định với đặc thù thời tiết của địa phương có đến 9 tháng nắng/năm, mô hình sử dụng năng lượng mặt trời để bơm nước là phù hợp. “Theo tính toán, hệ thống năng lượng mặt trời có vốn đầu tư khoảng 70 triệu đồng có thể tưới cho 8-10 ha mía, giảm hơn 50% so với chạy máy dầu” - một cán bộ khuyến nông so sánh.
Để tăng hiệu quả của hệ thống năng lượng mặt trời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận dự định phối hợp với các đơn vị chức năng nghiên cứu, lắp đặt thêm dàn tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước trong mùa khô hạn.
>> Cỗ máy năng lượng nhiệt hạch: Mặt trời trong tương lai của loài người
Nguồn: http://nld.com.vn/kinh-te/nong-dan-xai-dien-mat-troi-20160817213029816.htm
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016
Cỗ máy năng lượng nhiệt hạch: Mặt trời trong tương lai của loài người
ITER sẽ trở thành một nguồn phát điện với công suất 500MW.
Với đường kính và chiều cao đều đạt 30m, lò phản ứng nhiệt hạch trị giá 14 tỷ USD mang tên ITER (viết tắt của International Thermonuclear Experimental Reactor - Dự án Lò phản ứng Thí nghiệm Nhiệt hạt nhân Quốc tế) sẽ trở thành lò phản ứng năng lượng nhiệt hạch lớn nhất thế giới. Các nhà khoa học khẳng định dự án này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho việc sử dụng năng lượng nhiệt hạch của loài người, một kỷ nguyên mà giới khoa học đã chuẩn bị không biết mệt mỏi trong suốt hơn 40 năm qua.
Bằng phương pháp tổng hợp hạt nhân hai đồng vị của hydro - deuterium và tritium, ITER sẽ trở thành một nguồn phát điện với công suất 500MW. Con số này tương đương với 10 lần mức năng lượng nó cần để hoạt động, vì lẽ đó ITER được kỳ vọng sẽ trở thành lò phản ứng nhiệt hạch đầu tiên thu hẹp khoảng cách giữa những công trình mang tính chất nghiên cứu như lò phản ứng tổng hợp hạt nhân dạng Stellarator lớn nhất thế giới có tên Wendelstein 7-X của Đức với trị giá lên tới một tỷ Euro và những nhà máy năng lượng nhiệt hạch có thể cung cấp năng lượng cho những thành phố lớn trong tương lai.
Tháng 6/2015, tổng kinh phí xây dựng lò ITER đã vượt quá con số 14 tỷ USD nhưng các chuyên gia khẳng định đây là một sự đầu tư hoàn toàn xứng đáng. Phản ứng tổng hợp hạt nhân chính là quá trình chính tạo nên sức mạnh của những ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta nên mục tiêu xây dựng một nhà máy năng lượng nhiệt hạch có thể so sánh với việc “tạo ra một mặt trời trên trái đất và cắm dây điện vào nó để sử dụng” - trích lời của Jonathan Menard, chủ nhiệm bộ phận nghiên cứu phản ứng nhiệt hạch của Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma Princeton. Ngoài ra, năng lượng nhiệt hạch có những lợi thế rõ rệt so với những kiểu năng lượng hiện nay:
- Chất thải từ quá trình tổng hợp hạt nhân hoàn toàn có thể tái chế trong vòng 100 năm, chúng không hề mang tính phóng xạ nên hoàn toàn thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
- Tỷ lệ xảy ra tình trạng mất kiểm soát lò phản ứng là con số 0 tròn trĩnh vì chỉ cần một sự cố dù nhỏ nhất cũng khiến lò phản ứng không thể hoạt động. Điều này hạn chế khả năng xảy ra những thảm họa hạt nhân như Chernobyl hay Fukushima xuống mức thấp nhất có thể.
- So với những loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, khí đốt tự nhiên hay dầu mỏ, nguyên liệu cho lò phản ứng nhiệt hạch chính là nước biển - đây chính là cơ sở để nói về một nguồn năng lượng sạch và hoàn toàn có khả năng tái tạo một cách an toàn.
>> Hệ thống mái nhà hoàn toàn bằng các tấm năng lượng mặt trời
Nguồn: http://www.tapchigiaothong.vn/co-may-nang-luong-nhiet-hach-mat-troi-trong-tuong-lai-cua-loai-nguoi-d30439.html
Lò phản ứng nhiệt hạch trị giá 14 tỷ USD mang tên ITER |
Bằng phương pháp tổng hợp hạt nhân hai đồng vị của hydro - deuterium và tritium, ITER sẽ trở thành một nguồn phát điện với công suất 500MW. Con số này tương đương với 10 lần mức năng lượng nó cần để hoạt động, vì lẽ đó ITER được kỳ vọng sẽ trở thành lò phản ứng nhiệt hạch đầu tiên thu hẹp khoảng cách giữa những công trình mang tính chất nghiên cứu như lò phản ứng tổng hợp hạt nhân dạng Stellarator lớn nhất thế giới có tên Wendelstein 7-X của Đức với trị giá lên tới một tỷ Euro và những nhà máy năng lượng nhiệt hạch có thể cung cấp năng lượng cho những thành phố lớn trong tương lai.
Tháng 6/2015, tổng kinh phí xây dựng lò ITER đã vượt quá con số 14 tỷ USD nhưng các chuyên gia khẳng định đây là một sự đầu tư hoàn toàn xứng đáng. Phản ứng tổng hợp hạt nhân chính là quá trình chính tạo nên sức mạnh của những ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta nên mục tiêu xây dựng một nhà máy năng lượng nhiệt hạch có thể so sánh với việc “tạo ra một mặt trời trên trái đất và cắm dây điện vào nó để sử dụng” - trích lời của Jonathan Menard, chủ nhiệm bộ phận nghiên cứu phản ứng nhiệt hạch của Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma Princeton. Ngoài ra, năng lượng nhiệt hạch có những lợi thế rõ rệt so với những kiểu năng lượng hiện nay:
- Chất thải từ quá trình tổng hợp hạt nhân hoàn toàn có thể tái chế trong vòng 100 năm, chúng không hề mang tính phóng xạ nên hoàn toàn thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
- Tỷ lệ xảy ra tình trạng mất kiểm soát lò phản ứng là con số 0 tròn trĩnh vì chỉ cần một sự cố dù nhỏ nhất cũng khiến lò phản ứng không thể hoạt động. Điều này hạn chế khả năng xảy ra những thảm họa hạt nhân như Chernobyl hay Fukushima xuống mức thấp nhất có thể.
- So với những loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, khí đốt tự nhiên hay dầu mỏ, nguyên liệu cho lò phản ứng nhiệt hạch chính là nước biển - đây chính là cơ sở để nói về một nguồn năng lượng sạch và hoàn toàn có khả năng tái tạo một cách an toàn.
>> Hệ thống mái nhà hoàn toàn bằng các tấm năng lượng mặt trời
Nguồn: http://www.tapchigiaothong.vn/co-may-nang-luong-nhiet-hach-mat-troi-trong-tuong-lai-cua-loai-nguoi-d30439.html
Hệ thống mái nhà hoàn toàn bằng các tấm năng lượng mặt trời
Hệ thống mái nhà năng lượng mặt trời không còn là điều mới mẻ ở khắp trên nước Mỹ. Tuy nhiên, các tấm năng lượng mặt trời thường được thêm vào sau khi đã có bản thiết kế của tòa nhà. Công ty SolarCity của tỷ phú Elon Musk với mục tiêu thay đổi thiết kế hệ thống mới nhà hoàn toàn bằng pin mặt trời và tích hợp với gói pin dự phòng của Tesla có thể cho phép chủ nhà sử dụng năng lượng mặt trời cả ban ngày lẫn ban đêm.
Các sản phẩm mới của SolarCity hướng tới những khách hàng đang sở hữu những ngôi nhà có hệ thống mái đã cũ do vậy việc lắp đặt hệ thống pin mặt trời sẽ mất thời gian và chi phí sửa chữa, bảo trì cao. Thay vì chờ đợi khách hàng có nhu cầu cải tạo ngôi nhà của họ SolarCity có thể cung cấp cho khách hàng những mái nhà hoàn toàn mới, bền hơn so với hệ thống mái nhà cũ họ đã có trước đây.
Tuyên bố của SolarCity cũng gợi ý một hướng đi mới cho công ty đó là kết hợp với các công ty khác của Musk. Hai tuần trước, Musk giải thích rằng, công ty mới của ông sẽ tập trung vào việc cung cấp giải pháp năng lượng sạch chứ không đơn thuần là cung cấp các tấm pin năng lượng mặt trời và xe hơi chạy bằng năng lượng điện. Việc sáp nhập được dự kiến sẽ không gây ảnh hưởng đến kế hoạch của Tesla cho Model 3 sắp tới và việc mở cửa Gigafactory.
>> Nhà máy điện Mặt Trời làm từ 10.000 tấm gương khổng lồ
Nguồn: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/vat-lieu/he-thong-mai-nha-hoan-toan-bang-cac-tam-nang-luong-mat-troi.html
Các sản phẩm mới của SolarCity hướng tới những khách hàng đang sở hữu những ngôi nhà có hệ thống mái đã cũ do vậy việc lắp đặt hệ thống pin mặt trời sẽ mất thời gian và chi phí sửa chữa, bảo trì cao. Thay vì chờ đợi khách hàng có nhu cầu cải tạo ngôi nhà của họ SolarCity có thể cung cấp cho khách hàng những mái nhà hoàn toàn mới, bền hơn so với hệ thống mái nhà cũ họ đã có trước đây.
Tuyên bố của SolarCity cũng gợi ý một hướng đi mới cho công ty đó là kết hợp với các công ty khác của Musk. Hai tuần trước, Musk giải thích rằng, công ty mới của ông sẽ tập trung vào việc cung cấp giải pháp năng lượng sạch chứ không đơn thuần là cung cấp các tấm pin năng lượng mặt trời và xe hơi chạy bằng năng lượng điện. Việc sáp nhập được dự kiến sẽ không gây ảnh hưởng đến kế hoạch của Tesla cho Model 3 sắp tới và việc mở cửa Gigafactory.
>> Nhà máy điện Mặt Trời làm từ 10.000 tấm gương khổng lồ
Nguồn: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/vat-lieu/he-thong-mai-nha-hoan-toan-bang-cac-tam-nang-luong-mat-troi.html
Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016
Nhà máy điện Mặt Trời làm từ 10.000 tấm gương khổng lồ
Những tấm gương lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời để nung chảy muối nitrate, từ đó sản xuất lượng điện năng đủ phục vụ cho cả một thành phố.
Theo Business Insider, mỗi tấm năng lượng Mặt Trời như vậy có diện tích 115 mét vuông, được đặt xung quanh một tháp trung tâm. Tổng cộng có tất cả 10.000 tấm như vậy, được lắp đặt từ cuối năm 2015 trên khu vực rộng 1,2 triệu m2, thuộc Crescent Dune, một nhà máy điện năng lượng Mặt Trời tập trung (CSP) ở sa mạc Nevada, Mỹ.
Theo Kevin Smith, một trong những nhà sáng lập dự án, loại tấm này không phải là các tấm quang điện (photovoltaic) truyền thống thường được đặt trên mái nhà hay các nơi khai thác năng lượng Mặt Trời khắp thế giới.
"Nhược điểm của quang điện là tính không liên tục", Smith nói. "Khi Mặt Trời lặn là không thể sử dụng được tiếp".
Chúng là những tấm gương thực sự, hướng theo đường đi của Mặt Trời trong ngày như hoa Hướng dương. Chúng sẽ tập trung phản xạ ánh sáng Mặt Trời chính xác vào đỉnh tháp. Tại đây, năng lượng sẽ được tích trữ vào muối nóng chảy.
Theo Smith, đây là "công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến nhất", hơn hẳn lưu trữ vào nước, vào pin hay vào các chảo parabol chứa đầy chất lỏng.
Tháp trung tâm là nơi chứa khoảng 25.000 tấn muối nitrate của Natri và Kali, được nung nóng tới nhiệt độ 288 độ C. Ở nhiệt độ này, muối tồn tại dưới dạng lỏng.
"Chúng tôi sẽ nung nóng muối tới nhiệt độ 560 độ C. Muối sau đó sẽ chảy xuống dưới tháp và được giữ ở trong một bể chứa lớn", Smith cho biết.
Muối nóng chảy giữ nhiệt rất tốt, và nhiệt sẽ được chuyển thành điện qua các tuốc-bin hơi nước truyền thống. Hệ thống này có thể cấp điện cho nhu cầu của 75.000 hộ gia đình tại Nevada, thời lượng 24 giờ mỗi ngày.
Smith tin rằng CSP không chỉ là sự thay thế cho tấm quang điện truyền thống mà còn là một đối thủ cạnh tranh tiềm năng với nhiên liệu thông thường.
"Nó sẽ thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, thậm chí là nhiên liệu hạt nhân. Bạn không thể cấp điện cho cả một thành phố chỉ với quang điện và phong điện, nhưng có thể với CSP nhờ dung lượng lưu trữ của nó".
Công ty Solar Reverse của Smith đã phát triển các nhà máy điện CSP rẻ hơn, dung lượng cao hơn và có kế hoạch xây dựng các nhà máy điện tương tự Crescent Dune tại Nam Phi, Chile và Trung Quốc.
Tất nhiên công nghệ này cũng có nhược điểm: CSP chỉ có thể hoạt động hiệu quả ở những khu vực có cường độ ánh sáng Mặt Trời mạnh và liên tục. Bù lại, CSP không có chất thải ô nhiễm, sử dụng ít nước hơn nhiều các nhà máy nhiệt điện hay điện hạt nhân và chỉ chiếm một diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với nhà máy nhiệt điện đốt than.
>> Nữ kĩ sư tài năng với thành công của máy bay năng lượng mặt trời đầu tiên trên TG
Nguồn: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/the-gioi/nha-may-dien-mat-troi-lam-tu-10000-tam-guong-khong-lo.html
Theo Business Insider, mỗi tấm năng lượng Mặt Trời như vậy có diện tích 115 mét vuông, được đặt xung quanh một tháp trung tâm. Tổng cộng có tất cả 10.000 tấm như vậy, được lắp đặt từ cuối năm 2015 trên khu vực rộng 1,2 triệu m2, thuộc Crescent Dune, một nhà máy điện năng lượng Mặt Trời tập trung (CSP) ở sa mạc Nevada, Mỹ.
Theo Kevin Smith, một trong những nhà sáng lập dự án, loại tấm này không phải là các tấm quang điện (photovoltaic) truyền thống thường được đặt trên mái nhà hay các nơi khai thác năng lượng Mặt Trời khắp thế giới.
"Nhược điểm của quang điện là tính không liên tục", Smith nói. "Khi Mặt Trời lặn là không thể sử dụng được tiếp".
Chúng là những tấm gương thực sự, hướng theo đường đi của Mặt Trời trong ngày như hoa Hướng dương. Chúng sẽ tập trung phản xạ ánh sáng Mặt Trời chính xác vào đỉnh tháp. Tại đây, năng lượng sẽ được tích trữ vào muối nóng chảy.
Theo Smith, đây là "công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến nhất", hơn hẳn lưu trữ vào nước, vào pin hay vào các chảo parabol chứa đầy chất lỏng.
Tháp trung tâm là nơi chứa khoảng 25.000 tấn muối nitrate của Natri và Kali, được nung nóng tới nhiệt độ 288 độ C. Ở nhiệt độ này, muối tồn tại dưới dạng lỏng.
"Chúng tôi sẽ nung nóng muối tới nhiệt độ 560 độ C. Muối sau đó sẽ chảy xuống dưới tháp và được giữ ở trong một bể chứa lớn", Smith cho biết.
Muối nóng chảy giữ nhiệt rất tốt, và nhiệt sẽ được chuyển thành điện qua các tuốc-bin hơi nước truyền thống. Hệ thống này có thể cấp điện cho nhu cầu của 75.000 hộ gia đình tại Nevada, thời lượng 24 giờ mỗi ngày.
Smith tin rằng CSP không chỉ là sự thay thế cho tấm quang điện truyền thống mà còn là một đối thủ cạnh tranh tiềm năng với nhiên liệu thông thường.
"Nó sẽ thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, thậm chí là nhiên liệu hạt nhân. Bạn không thể cấp điện cho cả một thành phố chỉ với quang điện và phong điện, nhưng có thể với CSP nhờ dung lượng lưu trữ của nó".
Công ty Solar Reverse của Smith đã phát triển các nhà máy điện CSP rẻ hơn, dung lượng cao hơn và có kế hoạch xây dựng các nhà máy điện tương tự Crescent Dune tại Nam Phi, Chile và Trung Quốc.
Tất nhiên công nghệ này cũng có nhược điểm: CSP chỉ có thể hoạt động hiệu quả ở những khu vực có cường độ ánh sáng Mặt Trời mạnh và liên tục. Bù lại, CSP không có chất thải ô nhiễm, sử dụng ít nước hơn nhiều các nhà máy nhiệt điện hay điện hạt nhân và chỉ chiếm một diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với nhà máy nhiệt điện đốt than.
>> Nữ kĩ sư tài năng với thành công của máy bay năng lượng mặt trời đầu tiên trên TG
Nguồn: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/the-gioi/nha-may-dien-mat-troi-lam-tu-10000-tam-guong-khong-lo.html
Nữ kĩ sư tài năng với thành công của máy bay năng lượng mặt trời đầu tiên trên TG
Kassalen có một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo mạng sống của phi hành đoàn vì cô chịu trách nhiệm bảo dưỡng phần cánh và đuôi của chiếc SI2 trước khi nó cất cánh và hạ cánh.
Chiếc máy bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới, Solar Impulse 2 (SI2) đã khiến cho hàng triệu người ngạc nhiên trước kỉ lục lịch sử bay vòng quanh Trái Đất. Trong khi đa số mọi người bị thu hút bởi công nghệ tiên tiến của SI2, thì ít người chú ý đến một nữ kỹ sư điện 22 tuổi đã góp phần thầm lặng vào việc chế tạo chiếc máy bay này. Cô tên là Paige Kassalen và cũng là người trẻ tuổi nhất trong đội kỹ thuật chịu trách nhiệm về an toàn trong lúc cất cánh và hạ cánh của máy bay.
Kassalen có một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo mạng sống của phi hành đoàn vì cô chịu trách nhiệm bảo dưỡng phần cánh và đuôi của chiếc SI2 trước khi nó cất cánh và hạ cánh.
Sau khi tốt nghiệp từ Học viện công nghệ Virginia (Hoa Kỳ) vào năm 2015, cô tham gia vào tập đoàn Covestro và đã nhanh chóng trở thành chuyên viên kỹ thuật của tập đoàn này. Sau đó, cô đã được Ban giám đốc lựa chọn để đại diện cho công ty trở thành thành viên của nhóm kỹ thuật đặc biệt phát triển và bảo dưỡng dự án SI2. "Khi họ cho tôi có được cơ hội đi du lịch khắp thế giới trong một chiếc máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời, tôi đã gật đầu ngay lập tức. Lúc đó tôi đã thật sự rất phấn khích.", Kassalen nói.
Nấc thang sự nghiệp của cô phát triển nhanh chóng và trở thành niềm ước ao không chỉ của riêng giới phụ nữ mà còn đối với bất kỳ người kỹ sư nào, kể cả cánh đàn ông.
“Để có được thành quả như ngày hôm nay, tôi đã phải có một ý chí quyết tâm vô cùng lớn”, cô nói. “Cá nhân tôi cho rằng các tổ chức về lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ hiện nay cần tăng cường nhân sự là phụ nữ nhiều hơn nữa nhằm thúc đẩy sự đa dạng và hòa hợp trong nội bộ”.
Hình ảnh nữ kỹ sư Paige Kassalen đang kéo giữ phần cánh của SI2 |
Do hoạt động bằng năng lượng mặt trời nên SI2 có sải cánh quá rộng so với kích thước để hấp thụ đủ lượng năng lượng cần thiết. Kassalen sẽ cùng một kỹ sư nam khác dùng dây thừng để cân bằng và điều chỉnh cánh của máy bay khi nó chuẩn bị cất cánh. Tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng công việc này đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật chuyên sâu và bất kì một sai lầm nào cũng sẽ gây ra hậu quả chết người. "Đây là một công việc có cường độ cao. An toàn của phi hành đoàn lẫn chiếc máy bay đều nằm trong tay của bạn”, cô nói.
"Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác khi mình bước vào trường kỹ thuật và cảm thấy sốc khi nhìn thấy chỉ toàn là nam giới. Và khi đi làm, cảm giác ấy lại xuất hiện một lần nữa”, Kassalen hồi tưởng lại. “Lúc đó tôi đã cảm thấy rất sợ hãi. Nhiều người nhìn tôi cười trộm, nghi ngờ lẫn thương hại. Khi bạn đứng lên trả lời câu hỏi mà thầy giáo đưa ra và nhận ra rằng mình đã trả lời sai hoặc mất thời gian gấp đôi so với các nam sinh khác, tôi đã vô cùng tự ti và sợ hãi. Tôi căm ghét thất bại. Tuy nhiên, dần dần tôi học cách sống chung với thất bại và điều tiết cảm xúc của mình. Điều quan trọng là bạn phải thật sự kiên trì và quyết tâm. Đừng quan tâm đến người khác nghĩ gì về mình”.
“Không phải tôi đang cố gắng tỏ ra mình mạnh mẽ nhưng tôi muốn tạo lập một nền văn hóa ở nơi làm việc mà phụ nữ và nam giới được tôn trọng như nhau. Chính vì thế tôi chọn những công việc nặng nhọc, ví dụ như kéo giữ một chiếc máy bay nặng 5 tấn như thế này”.
Kassalen có một đam mê rất sâu sắc về lĩnh vực kỹ thuật và đánh giá rất cao các cơ hội mà nó có thể mang đến cho phụ nữ. "Tôi thấy rằng lĩnh vực kỹ thuật thật sự rất hấp dẫn. Nó cung cấp cho bạn các phương tiện và công cụ để sự sáng tạo và niềm đam mê có thể biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Mặc dù vậy, ở Mỹ phụ nữ chỉ chiếm 14% số lượng các kỹ sư. Hy vọng rằng điều này có thể sớm thay đổi trong tương lai không xa”.
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016
Vẫn còn rào cản trong giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Khi năng lượng hóa thạch, năng lượng sạch đang dần cạn kiệt, trong khi giá thành lại cao thì năng lượng mặt trời, năng lượng gió vốn rất phong phú nhưng lại chưa có được những chính sách sử dụng cụ thể, khoa học.
Theo đánh giá trong báo cáo “Xanh hóa gói điện năng” của Cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP), than đá là một trong những nhiên liệu tuy rẻ nhưng sẽ khiến môi trường và chất lượng sống ở Việt Nam phải trả giá đắt bởi những hệ lụy về môi trường, sức khỏe con người.
Cụ thể, Việt Nam đang phụ thuộc vào nhập khẩu than để sản xuất điện. Trong khi đó, xét về mặt môi trường, sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong ngành điện lực đang là nguyên nhân chủ yếu gây ra phát thải khí nhà kính trong tương lai. Trong đó, theo tính toán của các nhà khoa học, Việt Nam sẽ phát thải 7,4 tấn carbon dioxide theo đầu người vào năm 2030.
Để giảm thiểu tình trạng này, năm 2015, Việt Nam thỏa thuận các mục tiêu phát triển bền vững và “Kết quả Paris” về Hội nghị các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) và đưa ra Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến 2030 với tầm nhìn đến 2050. Trong đó, bổ sung mạnh các mục tiêu về điện mặt trời và cho đến năm 2050, điện mặt trời chiếm 20% tổng sản lượng điện toàn Việt Nam.
Theo nhiều nhà khoa học nhận định, điện mặt trời có lợi thế rất lớn so với các nguồn năng lượng hóa thạch bởi nó rất ít tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe hoặc sinh kế người dân, góp phần giảm phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng. Với đặc trưng giá thành thấp, các dự án điện mặt trời có thể giúp các cộng đồng vùng sâu, vùng xa và hải đảo, các doanh nghiệp có khả năng cải thiện nguồn cung cấp điện và giảm chi phí tiền điện.
Trong khi sự phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ thì tại Việt Nam, những tác động làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và xã hội của nhiệt điện than chưa được đánh giá đầy đủ và tính toán vào giá thành. Giá điện cần minh bạch và bao gồm đầy đủ các chi phí liên quan đến môi trường, xã hội, thuế carbon; có như thế mới tạo điều kiện cho năng lượng tái tạo cạnh tranh được về giá.
Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa (miền Bắc), bà Lê Thị Thúy Hồng phân tích: “Việt Nam là quốc gia nhỏ nhưng lại có nguồn năng lượng mặt trời lớn, sức gió cao. Vì vậy, tiềm năng để sử dụng các năng lượng sạch của chúng ta hoàn toàn không thua kém gì các nước tiên tiến. Khi năng lượng hóa thạch, năng lượng sạch đang dần cạn kiệt, giá thành lại cao thì năng lượng mặt trời, năng lượng gió đang rất phong phú, vô biên. Thay vì lãng phí chúng, hãy biến chúng trở thành năng lượng điện phục vụ cho cuộc sống thường ngày”.
Mặt khác, những rào cản pháp lý, những biện pháp đảm bảo việc khai thác, sử dụng điện mặt trời tại Việt Nam cũng như những chính sách chưa thực sự cụ thể, rõ ràng.
Theo bà Hồng, rào cản lớn nhất của Việt Nam hiện nay vẫn là việc làm thế nào để tạo ra được những sản phẩm mang chính thương hiệu Việt với giá thành thấp để người dân dễ dàng sử dụng. Đồng thời, Việt Nam cũng chưa có chính sách rõ ràng về việc sử dụng cũng như bảo tồn năng lượng sạch.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, anh Trần Quang Huy, nhóm Thế hệ ưu tú và Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam chia sẻ: “Hiện nay, chính sách để phát triển năng lượng sạch đã có nhưng chưa hiệu quả. Trong khi điện sản xuất ra bây giờ giá quá cao nên Chính phủ cần có sự hỗ trợ nhiều hơn thì mới mong giảm được giá thành. Có làm được vậy, doanh nghiệp mới có hứng thú đầu tư. Ngoài ra, khoa học kỹ thuật của Việt Nam cũng cần được đầu tư nhiều hơn nữa”.
Trong khi đó, các chuyên gia của UNDP Việt Nam nhấn mạnh lợi thế của quang điện mặt trời và khuyến nghị các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng. Đặc biệt, UNDP khuyến nghị cần hỗ trợ tài chính cho các hệ thống quang điện mặt trời độc lập cũng như hoà lưới ở các vùng sâu và hải đảo; đồng thời có các chính sách ưu đãi nhằm giảm chi phí đầu tư vào các nhà máy quang điện mặt trời, hệ thống điện mặt trời trên nóc nhà và các hệ thống quang điện mặt trời phục vụ cộng đồng.
Ngoài ra, không thể phủ nhận được rằng việc xây dựng Nhà máy quang điện mặt trời Thiên Tân tại tỉnh Quảng Ngãi và Nhà máy quang điện Tuy Phong nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Thuận cũng là một minh chứng cho sự phát triển, bắt kịp xu thế năng lượng sạch trên thế giới hiện nay của Việt Nam.
>> Cuộc đua chế tạo pin Mặt Trời trong suốt có thể gắn vào cửa sổ
Nguồn: http://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/van-con-rao-can-trong-giai-phap-su-dung-nang-luong-mat-troi-tai-viet-nam-38727.html
Theo đánh giá trong báo cáo “Xanh hóa gói điện năng” của Cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP), than đá là một trong những nhiên liệu tuy rẻ nhưng sẽ khiến môi trường và chất lượng sống ở Việt Nam phải trả giá đắt bởi những hệ lụy về môi trường, sức khỏe con người.
Cụ thể, Việt Nam đang phụ thuộc vào nhập khẩu than để sản xuất điện. Trong khi đó, xét về mặt môi trường, sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong ngành điện lực đang là nguyên nhân chủ yếu gây ra phát thải khí nhà kính trong tương lai. Trong đó, theo tính toán của các nhà khoa học, Việt Nam sẽ phát thải 7,4 tấn carbon dioxide theo đầu người vào năm 2030.
Để giảm thiểu tình trạng này, năm 2015, Việt Nam thỏa thuận các mục tiêu phát triển bền vững và “Kết quả Paris” về Hội nghị các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) và đưa ra Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến 2030 với tầm nhìn đến 2050. Trong đó, bổ sung mạnh các mục tiêu về điện mặt trời và cho đến năm 2050, điện mặt trời chiếm 20% tổng sản lượng điện toàn Việt Nam.
Theo nhiều nhà khoa học nhận định, điện mặt trời có lợi thế rất lớn so với các nguồn năng lượng hóa thạch bởi nó rất ít tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe hoặc sinh kế người dân, góp phần giảm phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng. Với đặc trưng giá thành thấp, các dự án điện mặt trời có thể giúp các cộng đồng vùng sâu, vùng xa và hải đảo, các doanh nghiệp có khả năng cải thiện nguồn cung cấp điện và giảm chi phí tiền điện.
Trong khi sự phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ thì tại Việt Nam, những tác động làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và xã hội của nhiệt điện than chưa được đánh giá đầy đủ và tính toán vào giá thành. Giá điện cần minh bạch và bao gồm đầy đủ các chi phí liên quan đến môi trường, xã hội, thuế carbon; có như thế mới tạo điều kiện cho năng lượng tái tạo cạnh tranh được về giá.
Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa (miền Bắc), bà Lê Thị Thúy Hồng phân tích: “Việt Nam là quốc gia nhỏ nhưng lại có nguồn năng lượng mặt trời lớn, sức gió cao. Vì vậy, tiềm năng để sử dụng các năng lượng sạch của chúng ta hoàn toàn không thua kém gì các nước tiên tiến. Khi năng lượng hóa thạch, năng lượng sạch đang dần cạn kiệt, giá thành lại cao thì năng lượng mặt trời, năng lượng gió đang rất phong phú, vô biên. Thay vì lãng phí chúng, hãy biến chúng trở thành năng lượng điện phục vụ cho cuộc sống thường ngày”.
Mặt khác, những rào cản pháp lý, những biện pháp đảm bảo việc khai thác, sử dụng điện mặt trời tại Việt Nam cũng như những chính sách chưa thực sự cụ thể, rõ ràng.
Theo bà Hồng, rào cản lớn nhất của Việt Nam hiện nay vẫn là việc làm thế nào để tạo ra được những sản phẩm mang chính thương hiệu Việt với giá thành thấp để người dân dễ dàng sử dụng. Đồng thời, Việt Nam cũng chưa có chính sách rõ ràng về việc sử dụng cũng như bảo tồn năng lượng sạch.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, anh Trần Quang Huy, nhóm Thế hệ ưu tú và Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam chia sẻ: “Hiện nay, chính sách để phát triển năng lượng sạch đã có nhưng chưa hiệu quả. Trong khi điện sản xuất ra bây giờ giá quá cao nên Chính phủ cần có sự hỗ trợ nhiều hơn thì mới mong giảm được giá thành. Có làm được vậy, doanh nghiệp mới có hứng thú đầu tư. Ngoài ra, khoa học kỹ thuật của Việt Nam cũng cần được đầu tư nhiều hơn nữa”.
Trong khi đó, các chuyên gia của UNDP Việt Nam nhấn mạnh lợi thế của quang điện mặt trời và khuyến nghị các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng. Đặc biệt, UNDP khuyến nghị cần hỗ trợ tài chính cho các hệ thống quang điện mặt trời độc lập cũng như hoà lưới ở các vùng sâu và hải đảo; đồng thời có các chính sách ưu đãi nhằm giảm chi phí đầu tư vào các nhà máy quang điện mặt trời, hệ thống điện mặt trời trên nóc nhà và các hệ thống quang điện mặt trời phục vụ cộng đồng.
Ngoài ra, không thể phủ nhận được rằng việc xây dựng Nhà máy quang điện mặt trời Thiên Tân tại tỉnh Quảng Ngãi và Nhà máy quang điện Tuy Phong nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Thuận cũng là một minh chứng cho sự phát triển, bắt kịp xu thế năng lượng sạch trên thế giới hiện nay của Việt Nam.
>> Cuộc đua chế tạo pin Mặt Trời trong suốt có thể gắn vào cửa sổ
Nguồn: http://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/van-con-rao-can-trong-giai-phap-su-dung-nang-luong-mat-troi-tai-viet-nam-38727.html
Cuộc đua chế tạo pin Mặt Trời trong suốt có thể gắn vào cửa sổ
Cùng với các công nghệ hiện đại khác, công nghệ điện quang đang ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Một cuộc đua lớn đang diễn ra để tạo ra loại pin Mặt Trời trong suốt bao phủ các cửa sổ của những tòa nhà lớn và làm giảm đáng kể chi phí năng lượng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết vẫn còn có những rào cản lớn trong cuộc đua này.
Theo thống kê được thực hiện năm 2012, tại Mỹ có 5,6 triệu tòa nhà thương mại với hơn 8 tỷ m2 cửa sổ. Nếu chỉ một phần nhỏ của những ô cửa kính đó có thể thu nạp năng lượng từ Mặt Trời, thậm chí ở mức hiệu năng thấp như các pin Mặt Trời hiện nay, nó sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu tạo ra năng lượng từ các nhiên liệu hóa thạch.
Nhiều trung tâm nghiên cứu và các trường đại học tại Mỹ đang tìm cách phát triển những tổ hợp quang điện trong suốt có thể được lắp trên các cửa sổ để thu nạp năng lượng Mặt Trời mà không làm mất đi tầm nhìn.
Hãng Công nghệ Cửa sổ Mặt trời, có trụ sở ở Columbia của tiểu bang Maryland, cho biết họ đã phát triển một loại pin Mặt Trời trong suốt hữu hiệu.
Ông John Conklin, Giám đốc điều hành công ty này, cho biết cửa sổ thu năng lượng Mặt Trời có thể hoàn toàn trong suốt hoặc có màu sắc để tăng hiệu năng của nó.
Tuy nhiên, ông Troy Townsend, một nhà nghiên cứu về pin Mặt Trời của Đại học St. Mary ở Maryland, cho rằng việc để cho ánh nắng đi xuyên qua pin Mặt Trời làm giảm hiệu năng của nó đi một nửa vì lúc đó năng lượng chỉ được tạo ra bởi các phần cực tím và hồng ngoại của dải quang phổ.
Theo ông, một trong những thách thức lớn với các pin Mặt Trời trong suốt là chúng phải thu nhận tối đa lượng tia cực tím và tối đa lượng tia hồng ngoại. Ngoài ra, do các tấm kính hấp thụ tia cực tím cho nên hiệu năng bị giảm đi rất nhiều.
>> Mỹ sắp xây dựng tòa nhà có khả năng tự thay màu cửa sổ theo cường độ ánh sáng
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/cuoc-dua-che-tao-pin-mat-troi-trong-suot-co-the-gan-vao-cua-so/400030.vnp
Một cuộc đua lớn đang diễn ra để tạo ra loại pin Mặt Trời trong suốt bao phủ các cửa sổ của những tòa nhà lớn và làm giảm đáng kể chi phí năng lượng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết vẫn còn có những rào cản lớn trong cuộc đua này.
Theo thống kê được thực hiện năm 2012, tại Mỹ có 5,6 triệu tòa nhà thương mại với hơn 8 tỷ m2 cửa sổ. Nếu chỉ một phần nhỏ của những ô cửa kính đó có thể thu nạp năng lượng từ Mặt Trời, thậm chí ở mức hiệu năng thấp như các pin Mặt Trời hiện nay, nó sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu tạo ra năng lượng từ các nhiên liệu hóa thạch.
Nhiều trung tâm nghiên cứu và các trường đại học tại Mỹ đang tìm cách phát triển những tổ hợp quang điện trong suốt có thể được lắp trên các cửa sổ để thu nạp năng lượng Mặt Trời mà không làm mất đi tầm nhìn.
Hãng Công nghệ Cửa sổ Mặt trời, có trụ sở ở Columbia của tiểu bang Maryland, cho biết họ đã phát triển một loại pin Mặt Trời trong suốt hữu hiệu.
Ông John Conklin, Giám đốc điều hành công ty này, cho biết cửa sổ thu năng lượng Mặt Trời có thể hoàn toàn trong suốt hoặc có màu sắc để tăng hiệu năng của nó.
Tuy nhiên, ông Troy Townsend, một nhà nghiên cứu về pin Mặt Trời của Đại học St. Mary ở Maryland, cho rằng việc để cho ánh nắng đi xuyên qua pin Mặt Trời làm giảm hiệu năng của nó đi một nửa vì lúc đó năng lượng chỉ được tạo ra bởi các phần cực tím và hồng ngoại của dải quang phổ.
Theo ông, một trong những thách thức lớn với các pin Mặt Trời trong suốt là chúng phải thu nhận tối đa lượng tia cực tím và tối đa lượng tia hồng ngoại. Ngoài ra, do các tấm kính hấp thụ tia cực tím cho nên hiệu năng bị giảm đi rất nhiều.
>> Mỹ sắp xây dựng tòa nhà có khả năng tự thay màu cửa sổ theo cường độ ánh sáng
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/cuoc-dua-che-tao-pin-mat-troi-trong-suot-co-the-gan-vao-cua-so/400030.vnp
Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016
Mỹ sắp xây dựng tòa nhà có khả năng tự thay màu cửa sổ theo cường độ ánh sáng
Trong những ngày nắng, các cửa sổ trên những tòa nhà sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời và khiến cho bên trong trở nên nóng hơn, dẫn đến việc phải chạy máy điều hòa nhiều hơn và gây hao tốn năng lượng, nhưng University Place đã có giải pháp.
Chúng ta thường thấy các tòa nhà cao tầng với cửa kính bao phủ bên ngoài, kiến trúc này sẽ mang lại sự thông thoáng, đồng thời cũng rất vững chắc, việc phủ kính toàn bộ bên ngoài sẽ mang lại lượng ánh sáng tự nhiên cần thiết và giúp những người bên trong cảm thấy thoải mái hơn.
Nhưng trong những ngày nắng, các cửa sổ này có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời và khiến cho bên trong trở nên nóng hơn, dẫn đến việc phải chạy máy điều hòa nhiều hơn và gây hao tốn năng lượng.
Một tòa nhà văn phòng mới ở Tây Philadelphia, thuộc bang Pennsylvania của Mỹ có tên là 3.0 University Place đang muốn giải quyết vấn đề này. Các cửa sổ của nó có khả năng tự động đổi màu tùy theo độ sáng, cho phép nhân viên bên trong có thể tận hưởng quang cảnh, đồng thời giúp giảm lượng ánh nắng không cần thiết đi vào, từ đó tiết kiệm điện năng cho các máy điều hòa không phải hoạt động hết công suất.
Có tổng diện tích khoảng 17.000m2, nó được thiết kế bởi công ty The Steward Partnership và dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Tất cả các cửa sổ sẽ được trang bị cảm biến để xác định cường độ ánh sáng và tự thay đổi màu tùy theo đó. Những cửa sổ này được làm bởi công ty SageGlass và có thể được điều khiển từ xa qua remote.
Công trình này sẽ cung cấp văn phòng cho những công ty tại địa phương. Nhóm thiết kế cho biết họ vẫn đang tìm công ty thuê và tài trợ chính, một số công ty trong danh sách Fortune 500 đang rất hứng thú với 3.0 University Place, họ cho rằng nó sẽ trở thành tòa nhà thương mại đầu tiên trên thế giới đạt chứng nhận LEED Platinum, có nghĩa là nó sẽ cực kỳ thân thiện với môi trường. Platinum là chứng nhận cao nhất của LEED, một hệ thống đánh giá tiêu chuẩn môi trường được quản lý bởi Hội đồng Công trình Xanh Mỹ.
Chúng ta thường thấy các tòa nhà cao tầng với cửa kính bao phủ bên ngoài, kiến trúc này sẽ mang lại sự thông thoáng, đồng thời cũng rất vững chắc, việc phủ kính toàn bộ bên ngoài sẽ mang lại lượng ánh sáng tự nhiên cần thiết và giúp những người bên trong cảm thấy thoải mái hơn.
Nhưng trong những ngày nắng, các cửa sổ này có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời và khiến cho bên trong trở nên nóng hơn, dẫn đến việc phải chạy máy điều hòa nhiều hơn và gây hao tốn năng lượng.
Một tòa nhà văn phòng mới ở Tây Philadelphia, thuộc bang Pennsylvania của Mỹ có tên là 3.0 University Place đang muốn giải quyết vấn đề này. Các cửa sổ của nó có khả năng tự động đổi màu tùy theo độ sáng, cho phép nhân viên bên trong có thể tận hưởng quang cảnh, đồng thời giúp giảm lượng ánh nắng không cần thiết đi vào, từ đó tiết kiệm điện năng cho các máy điều hòa không phải hoạt động hết công suất.
Có tổng diện tích khoảng 17.000m2, nó được thiết kế bởi công ty The Steward Partnership và dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Tất cả các cửa sổ sẽ được trang bị cảm biến để xác định cường độ ánh sáng và tự thay đổi màu tùy theo đó. Những cửa sổ này được làm bởi công ty SageGlass và có thể được điều khiển từ xa qua remote.
Công trình này sẽ cung cấp văn phòng cho những công ty tại địa phương. Nhóm thiết kế cho biết họ vẫn đang tìm công ty thuê và tài trợ chính, một số công ty trong danh sách Fortune 500 đang rất hứng thú với 3.0 University Place, họ cho rằng nó sẽ trở thành tòa nhà thương mại đầu tiên trên thế giới đạt chứng nhận LEED Platinum, có nghĩa là nó sẽ cực kỳ thân thiện với môi trường. Platinum là chứng nhận cao nhất của LEED, một hệ thống đánh giá tiêu chuẩn môi trường được quản lý bởi Hội đồng Công trình Xanh Mỹ.
“Hệ thống đánh giá nhà nghiêm ngặt hơn rất nhiều so với các chứng nhận trước đây, tập trung rất nhiều vào vấn đề tiết kiệm năng lượng”, Michael Sheward, giám đốc của The Steward Partnership cho biết.
Trên mái nhà sẽ được trang bị tấm pin năng lượng mặt trời và cối xay gió để giúp tận dùng nguồn năng lượng thiên nhiên. Mái nhà cũng là nơi chứa nước mưa, chúng sẽ được lọc sạch và đưa vào dùng trong tòa nhà, và cũng có khu vườn để các nhân viên giải trí.
Ở phía trước sẽ có chỗ đậu xe đạp và bãi đậu xe điện và các loại xe lai (vừa dùng điện vừa dùng xăng).
3.0 University Place chỉ là một phần trong dự án lớn “Platinum Corridor” của University Place Associate (UPA), với mục tiêu là xây dựng một chuỗi các tòa nhà đạt chứng nhận LEED Platinum ở Tây Philadelphia.
UPA đã xây tòa nhà 2.0 University Place vào năm 2013, đây là tòa nhà đầu tiên đạt được chứng nhận của UPA đạt được chứng nhận LEED. Ba tòa nhà tiếp theo là 4.0, 5.0 và 6.0 sẽ được xây dựng trong tương lai và sẽ có các mảng xanh, ánh sáng tự nhiên và các ghế công cộng. Khu vực công cộng sẽ được thiết kế bởi công ty quy hoạch đô thị địa phương là StudioMusArx.
Để tiến hành dự án xây dựng một chuỗi tòa nhà thì thành phố đã phân vùng lại khu Tây Philadelphia. Các tòa nhà sẽ giúp nơi này trở thành trung tâm thương mại và đồng thời cũng giúp giảm tải bớt nguồn năng lượng cho thành phố.
Nhà đầu tư Anh đề xuất làm dự án năng lượng mặt trời tại Quảng Ngãi
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa giao Sở KH&ĐT Quảng Ngãi chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương nghiên cứu, làm việc cụ thể với Công ty TNHH Kimin Power của Anh về việc triển khai Dự án Năng lượng mặt trời trên địa bàn Tỉnh; từ đó, tham mưu, đề xuất UBND Tỉnh xem xét, chỉ đạo về dự án này.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản thống nhất về nguyên tắc cho phép Công ty TNHH Kimin Power được nghiên cứu, khảo sát lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Năng lượng mặt trời với công suất 150MW tại khu đất khoảng 250ha thuộc xã Phổ An, huyện Đức Phổ.
Được biết, cùng với Công ty TNHH Kimin Power, một công ty nước ngoài khác là Công ty Terra Wood cũng đã đề xuất UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép được khảo sát địa điểm để đầu tư xây dựng 2 nhà máy điện gió và điện năng lượng mặt trời với tổng công suất 300 MW trên địa bàn Tỉnh. Tổng vốn đầu tư cho 2 nhà máy này khoảng 400 triệu USD.
>> Gần 50 tỷ đồng lắp đèn năng lượng mặt trời trên quốc lộ
Nguồn: http://baodauthau.vn/dau-tu/nha-dau-tu-anh-de-xuat-lam-du-an-nang-luong-mat-troi-tai-quang-ngai-25610.html
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản thống nhất về nguyên tắc cho phép Công ty TNHH Kimin Power được nghiên cứu, khảo sát lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Năng lượng mặt trời với công suất 150MW tại khu đất khoảng 250ha thuộc xã Phổ An, huyện Đức Phổ.
Được biết, cùng với Công ty TNHH Kimin Power, một công ty nước ngoài khác là Công ty Terra Wood cũng đã đề xuất UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép được khảo sát địa điểm để đầu tư xây dựng 2 nhà máy điện gió và điện năng lượng mặt trời với tổng công suất 300 MW trên địa bàn Tỉnh. Tổng vốn đầu tư cho 2 nhà máy này khoảng 400 triệu USD.
>> Gần 50 tỷ đồng lắp đèn năng lượng mặt trời trên quốc lộ
Nguồn: http://baodauthau.vn/dau-tu/nha-dau-tu-anh-de-xuat-lam-du-an-nang-luong-mat-troi-tai-quang-ngai-25610.html
Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016
Gần 50 tỷ đồng lắp đèn năng lượng mặt trời trên quốc lộ
Tổng cục Đường bộ dự kiến lắp đặt 300 đèn LED sử dụng năng lượng mặt trời trên một số quốc lộ và đường cao tốc trong năm 2016-2018.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải thẩm định và phê duyệt chủ trương dự án đầu tư thí điểm lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời và thiết bị an toàn giao thông dùng năng lượng mặt trời trên một số tuyến quốc lộ, cao tốc nhằm tiết giảm tiêu thụ điện, chi phí khai thác.
Dự án bao gồm lắp đặt mới 300 đèn LED chiếu sáng đường sử dụng năng lượng mặt trời và thay thế 240 đèn LED tiết kiệm năng lượng sử dụng điện lưới; lắp đặt mới hơn 2.700 các loại thiết bị an toàn giao thông đường bộ trên 9 km quốc lộ và cao tốc tại các miền Bắc, Trung và Nam trong thời gian 2016-2018. Tổng mức đầu tư dự án thí điểm hơn 47 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước.
Tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài đang phải giảm đèn chiếu sáng để tiết kiệm điện. Ảnh: Giang Huy
Theo lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, cơ quan này đang quản lý khoảng 21.278 km đường quốc lộ và 102 km đường cao tốc. Hiện nay, hệ thống chiếu sáng trên các tuyến đường sử dụng điện và đèn sợi đốt truyền thống, chi phí hàng tháng rất cao, nhiều nơi đã tắt bớt đèn để tiết kiệm.
Do vậy, việc ứng dụng năng lượng mặt trời cho hệ thống đèn chiếu sáng sẽ giải quyết các vấn đề như không phụ thuộc vào mạng lưới đường dây điện, thích hợp cho nhiều vùng, đặc biệt là những khu vực xa khu dân cư; giảm nhân công vận hành hệ thống đèn chiếu sáng; không phải chi trả tiền điện hàng tháng.
>> Giải pháp năng lượng mặt trời cho smartphone
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/gan-50-ty-dong-lap-den-nang-luong-mat-troi-tren-quoc-lo-3363732.html?utm_source=search_vne
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải thẩm định và phê duyệt chủ trương dự án đầu tư thí điểm lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời và thiết bị an toàn giao thông dùng năng lượng mặt trời trên một số tuyến quốc lộ, cao tốc nhằm tiết giảm tiêu thụ điện, chi phí khai thác.
Dự án bao gồm lắp đặt mới 300 đèn LED chiếu sáng đường sử dụng năng lượng mặt trời và thay thế 240 đèn LED tiết kiệm năng lượng sử dụng điện lưới; lắp đặt mới hơn 2.700 các loại thiết bị an toàn giao thông đường bộ trên 9 km quốc lộ và cao tốc tại các miền Bắc, Trung và Nam trong thời gian 2016-2018. Tổng mức đầu tư dự án thí điểm hơn 47 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước.
Tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài đang phải giảm đèn chiếu sáng để tiết kiệm điện. Ảnh: Giang Huy
Theo lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, cơ quan này đang quản lý khoảng 21.278 km đường quốc lộ và 102 km đường cao tốc. Hiện nay, hệ thống chiếu sáng trên các tuyến đường sử dụng điện và đèn sợi đốt truyền thống, chi phí hàng tháng rất cao, nhiều nơi đã tắt bớt đèn để tiết kiệm.
Do vậy, việc ứng dụng năng lượng mặt trời cho hệ thống đèn chiếu sáng sẽ giải quyết các vấn đề như không phụ thuộc vào mạng lưới đường dây điện, thích hợp cho nhiều vùng, đặc biệt là những khu vực xa khu dân cư; giảm nhân công vận hành hệ thống đèn chiếu sáng; không phải chi trả tiền điện hàng tháng.
>> Giải pháp năng lượng mặt trời cho smartphone
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/gan-50-ty-dong-lap-den-nang-luong-mat-troi-tren-quoc-lo-3363732.html?utm_source=search_vne
Giải pháp năng lượng mặt trời cho smartphone
Với chiếc ba lô năng lượng mặt trời, tôi có thể sạc điện thoại bất kỳ lúc nào, miễn là trời sáng.
Ngày nay, việc làm chủ một thiết bị số không còn là vấn đề quá khó đối với tất cả chúng ta. Điện thoại di động đã đem đến cho chúng ta một cuộc cách mạng về công nghệ, hỗ trợ rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, học tập và giải trí. Nhưng nếu không có năng lượng thì tất cả phải làm sao?. Đây là vấn đề tôi luôn quan tâm và tìm ra những giải pháp cho công việc khi xung quanh không có điện.
Công việc của tôi đòi hỏi phải in ấn các bài tập cũng như nội dung giảng dạy, cho nên khi cúp điện, xung quanh tôi không làm được gì cả. Vì thế giải pháp máy in không dây (wireless portable printer và pin kèm theo) sẽ hỗ trợ công việc in ấn của tôi mọi lúc mọi nơi bằng laptop hoặc tất cả thiết bị số một cách nhanh chóng.
Một ví dụ điển hình là vào dịp hè, nếu tôi có cơ hội đi đến các vùng sâu, vùng xa và muốn giới thiệu về thành phố, ngôi trường hoặc nơi đang sinh sống, nhưng xung quanh không có điện, thì giải pháp cho tôi đó là chiếc điện thoại di động.
Tôi sẽ dùng nó in các nội dung hoặc hình ảnh có lưu trữ trong icloud, mail hoặc google drive… bằng máy in không dây Pixma iP110, tiện lợi và nhanh chóng. Tôi sẽ không bao giờ sợ máy điện thoại hay pin dự phòng hết pin vì đang sử dụng ba lô năng lượng mặt trời, sạc điện thoại bất kỳ lúc nào, miễn là trời sáng.
Các thiết bị cần khi đi ra ngoài hoặc đi phượt của tôi thường sử dụng là ba lô năng lượng mặt trời, Eceen, Pixma wireless portable printer, portable scanner, máy in ảnh bỏ túi Polaroid, pocket projector-Aiptek, pin dự phòng 50.000mAh sạc cho laptop, loa mini bỏ túi Harman kardon, và cái không thể thiếu đó là smartphone.
Tất cả văn phòng của bạn đã nằm gọn trong chiếc ba lô. Vì vậy, bạn có thể đi du lịch, làm việc một cách hiệu quả mà không phải phụ thuộc nhiều vào năng lượng.
Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016
Doanh số iPhone giảm Apple chuyển sang bán cả điện
Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang vừa cho phép Apple Energy LLC, một công ty con mới được thành lập của Apple, bán điện được tạo ra bởi các trạm điện mặt trời vào thị trường.
Ủy ban này cho rằng Apple Energy sẽ không khiến giá điện leo thang. Apple sẽ chính thức được bán điện vào thứ bảy tuần này (ngày 6/8).
Hồ sơ của Apple tiết lộ họ đang có một nhà máy điện mặt trời công suất 130 megawatt ở gần San Francisco, một nhà máy 50 megawatt ở Arizona và một cơ sở 19,9 megawatt khác ở Nevada.
Dẫu vậy, Apple không bán điện cho người tiêu dùng mà chỉ hy vọng bán nguồn điện dư thừa cho các tiện ích công cộng giúp bù đắp chi phí điều hành cơ sở hạ tầng của hãng. Tới thời điểm thích hợp, Apple sẽ sử dụng điện mặt trời là nguồn năng lượng chính cho các văn phòng và trung tâm dữ liệu của hãng.
Công ty Apple Energy LLC được thành lập một cách lặng lẽ vào tháng Năm khiến nhiều người nhận định rằng Apple có dự tính trở thành một nhà cung cấp điện thực thụ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để làm được điều này Apple cần đầu tư rất nhiều nguồn lực.
>> Có gì bên trong phòng thí nghiệm chế tạo máy bay của Facebook?
Nguồn: genk.vn
Ủy ban này cho rằng Apple Energy sẽ không khiến giá điện leo thang. Apple sẽ chính thức được bán điện vào thứ bảy tuần này (ngày 6/8).
Hồ sơ của Apple tiết lộ họ đang có một nhà máy điện mặt trời công suất 130 megawatt ở gần San Francisco, một nhà máy 50 megawatt ở Arizona và một cơ sở 19,9 megawatt khác ở Nevada.
Trụ sở mới của Apple có phần mái phủ kín các tấm năng lượng mặt trời |
Công ty Apple Energy LLC được thành lập một cách lặng lẽ vào tháng Năm khiến nhiều người nhận định rằng Apple có dự tính trở thành một nhà cung cấp điện thực thụ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để làm được điều này Apple cần đầu tư rất nhiều nguồn lực.
>> Có gì bên trong phòng thí nghiệm chế tạo máy bay của Facebook?
Nguồn: genk.vn
Có gì bên trong phòng thí nghiệm chế tạo máy bay của Facebook?
Đây là nơi mà mạng xã hội lớn nhất hành tinh phát triển máy bay không người lái chạy năng lượng mặt trời, tia laser phát Internet hay kính thực tế ảo…
Một trong những vấn đề mà Facebook đang gặp phải hiện nay là tốc độ phát triển quá nhanh. Kéo theo việc này là bất hoạt động thử nghiệm thiết bị mới nào nếu thuê ngoài đều sẽ bị chậm tiến độ. Do đó theo công ty này, việc cần có một phòng thí nghiệm phần cứng là điều cần thiết.
Phòng thí nghiệm này được đặt tên là Area 404 tại trụ sở chính ở Menlo Park. Tại đây có những thiết bị đắt tiền nhất, to nhất thậm chí có một số phòng Mark Zuckerberd cũng bị cấm vào vì đó là nơi chỉ an toàn cho những người có chuyên môn, đã được tập huấn sử dụng các trang thiết bị bên trong. Đây thường là những kỹ sư phần cứng.
Giải thích cho việc tại sao lại đặt tên theo một mã lỗi như vậy, Jay Parikh, người phụ trách kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tại đây cho biết: “các kỹ sư ở Facebook luôn phải chế tạo ra các thiết bị mới trong khi những nguyên liệu và công cụ cần thiết lúc nào cũng trong trạng thái chả thấy đâu”.
Sau khi nhận được hàng loạt yêu cầu từ các kỹ sư của mình, Facebook mới chấp nhận xây dựng tòa nhà 17 trong khuân viên trụ sở chính. Kết cấu của tòa nhà cũng được thiết kế để phù hợp với các máy công nghiệp nặng. Đây thực sự là một bước phát triển lớn vì phòng thí nghiệm đầu tiên của Facebook chỉ có quy mô 1 chiếc bàn.
Hiện nay Area 404 đang có chức năng để các chuyên gia từ các công ty khác tới cùng làm việc, chia sẻ các vấn đề mà họ cần giải quyết. Ngoài ra đây cũng là một phòng thí nghiệm có đầy đủ các công cụ cần thiết để Facebook có thể hoàn thiện các công nghệ của mình.
Cả hai chức năng này đều có tác dụng giúp Facebook giảm thời gian cần thiết để đưa một công nghệ mới ra thị trường.
Tuy nhiên tại đây không phải làm được mọi thứ. Một số công cụ không có như thiết bị hàn khiến cho các chuyên gia không thể xử lý bảng mạch riêng của mình. Khi một thiết kế đã sẵn sàng cho việc sản xuất đại trà, các bản mẫu tại đây sẽ được chuyển tới những nhà máy khác để sao chép.
>> Khu căn hộ dân cư sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên tại Los Angeles
Nguồn: bizlive.vn
Phòng thí nghiệm của Facebook của tên Area 404 |
Nơi này hiện đang chứa rất nhiều loại máy móc có thể tạo ra nhiều thiết bị khác nhau |
Giải thích cho việc tại sao lại đặt tên theo một mã lỗi như vậy, Jay Parikh, người phụ trách kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tại đây cho biết: “các kỹ sư ở Facebook luôn phải chế tạo ra các thiết bị mới trong khi những nguyên liệu và công cụ cần thiết lúc nào cũng trong trạng thái chả thấy đâu”.
Một số loại máy chỉ cho phép người có chuyên môn sử dụng |
Hiện nay Area 404 đang có chức năng để các chuyên gia từ các công ty khác tới cùng làm việc, chia sẻ các vấn đề mà họ cần giải quyết. Ngoài ra đây cũng là một phòng thí nghiệm có đầy đủ các công cụ cần thiết để Facebook có thể hoàn thiện các công nghệ của mình.
Cả hai chức năng này đều có tác dụng giúp Facebook giảm thời gian cần thiết để đưa một công nghệ mới ra thị trường.
Tuy nhiên tại đây không phải làm được mọi thứ. Một số công cụ không có như thiết bị hàn khiến cho các chuyên gia không thể xử lý bảng mạch riêng của mình. Khi một thiết kế đã sẵn sàng cho việc sản xuất đại trà, các bản mẫu tại đây sẽ được chuyển tới những nhà máy khác để sao chép.
>> Khu căn hộ dân cư sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên tại Los Angeles
Nguồn: bizlive.vn
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016
Khu căn hộ dân cư sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên tại Los Angeles
Hanover Olympic là khu căn hộ dân cư sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên tại Los Angeles. 10 tấm quang điện trên mái nhà sẽ cung cấp năng lượng cho 20 căn hộ sinh thái và cắt giảm tiền điện của người thuê khoảng 100$ mỗi tháng.
Dự án sinh thái này được phát triển bởi Công ty Hanover, nhà phát triển và quản lý tài sản nhà ở chất lượng cao cho nhiều gia đình trên khắp nước Mỹ. Mỗi căn hộ đều bao gồm những hệ thống năng lượng hiệu quả được đánh giá cao như đèn LED chiếu sáng, hệ thống nhiệt điện, hệ thống điều khiển và theo dõi năng lượng thông qua thiết bị điện tử thông minh cho phép người thuê nhà có thể giám sát và tiêu dùng năng lượng. Ngoài ra, dự án còn có sự bổ sung của 220 tấm pin mặt trời để mang năng lượng dư thừa vào lưới điện.
Khu dân cư sẽ bao gồm nhiều đơn vị nhà ở khác nhau như những căn hộ studio, căn hộ 1 phòng ngủ hay căn hộ 2 phòng ngủ. Các nhà phát triển cho biết: “Chúng tôi đã làm tất cả để mang đến cho thành phố khu dân cư sinh thái đầu tiên sử dụng năng lượng mặt trời đầy đủ tiện nghi và hy vọng rằng sự thành công của dự án sẽ mang lại nhiều sự chú ý hơn cho một một lối sống bền vững”.
Dự án sinh thái này được phát triển bởi Công ty Hanover, nhà phát triển và quản lý tài sản nhà ở chất lượng cao cho nhiều gia đình trên khắp nước Mỹ. Mỗi căn hộ đều bao gồm những hệ thống năng lượng hiệu quả được đánh giá cao như đèn LED chiếu sáng, hệ thống nhiệt điện, hệ thống điều khiển và theo dõi năng lượng thông qua thiết bị điện tử thông minh cho phép người thuê nhà có thể giám sát và tiêu dùng năng lượng. Ngoài ra, dự án còn có sự bổ sung của 220 tấm pin mặt trời để mang năng lượng dư thừa vào lưới điện.
Khu dân cư sẽ bao gồm nhiều đơn vị nhà ở khác nhau như những căn hộ studio, căn hộ 1 phòng ngủ hay căn hộ 2 phòng ngủ. Các nhà phát triển cho biết: “Chúng tôi đã làm tất cả để mang đến cho thành phố khu dân cư sinh thái đầu tiên sử dụng năng lượng mặt trời đầy đủ tiện nghi và hy vọng rằng sự thành công của dự án sẽ mang lại nhiều sự chú ý hơn cho một một lối sống bền vững”.
Nguồn: baoxaydung.com
Nga thử nghiệm thành công vệ tinh khí quyển đầu tiên
Nga mới đây đã thử nghiệm thành công vệ tinh khí quyển sử dụng năng lượng mặt trời.
Sputnik ngày 4/8 dẫn lời Phó Tổng giám đốc Quỹ nghiên cứu triển vọng Igor Denisov cho biết vệ tinh khí quyển đầu tiên của Nga "Sova", đã qua thử nghiệm thành công.
Trong thời gian tới, vệ tinh này sẽ được sử dụng chủ yếu để phát triển các hoạt động nghiên cứu, thăm dò ở Bắc Cực và Siberia.
"Đây là một trong những nền tảng cơ bản cho việc phát triển công nghệ chủ chốt. Vệ tinh khí quyển mới này sẽ chạy bằng năng lượng mặt trời. Nga nằm ở phía Bắc nên có nhiều nơi rất ít ánh sáng mặt trời. Vì vậy vệ tinh được thiết kế để hoạt động liên tục ở những khu vực này bao gồm cả Bắc Cực", ông Denisov cho biết.
Ông Denisov cho biết thêm rằng, với điều kiện hiện tại, con người có cơ hội lớn để tạo ra vệ tinh khí quyển có thể bay liên tục đến vĩ tuyến 70 ở phía Bắc.
Vị này còn đưa ra kế hoạch trong thời gian tới của Nga sẽ làm một mẫu vệ tinh khí quyển mới với kích thước 27 mét, có thể làm việc ngoài vĩ tuyến 70, nơi không có ánh nắng mặt trời mà chỉ có đêm.
“Tương lai của các thiết bị như vậy rất thú vị, đặc biệt là nếu chúng sẽ bay trên khu vực không có người ở miền Bắc và Siberia", ông Denisov kết luận.
>> Xây nhà máy nước dùng năng lượng mặt trời cho vùng 'rốn' thiên tai
Nguồn:baoxaydung.com
Vệ tinh "Sova" mới thử nghiệm thành công sẽ góp phần phát triển các hoạt động ở Bắc Cực. |
Trong thời gian tới, vệ tinh này sẽ được sử dụng chủ yếu để phát triển các hoạt động nghiên cứu, thăm dò ở Bắc Cực và Siberia.
"Đây là một trong những nền tảng cơ bản cho việc phát triển công nghệ chủ chốt. Vệ tinh khí quyển mới này sẽ chạy bằng năng lượng mặt trời. Nga nằm ở phía Bắc nên có nhiều nơi rất ít ánh sáng mặt trời. Vì vậy vệ tinh được thiết kế để hoạt động liên tục ở những khu vực này bao gồm cả Bắc Cực", ông Denisov cho biết.
Ông Denisov cho biết thêm rằng, với điều kiện hiện tại, con người có cơ hội lớn để tạo ra vệ tinh khí quyển có thể bay liên tục đến vĩ tuyến 70 ở phía Bắc.
Vị này còn đưa ra kế hoạch trong thời gian tới của Nga sẽ làm một mẫu vệ tinh khí quyển mới với kích thước 27 mét, có thể làm việc ngoài vĩ tuyến 70, nơi không có ánh nắng mặt trời mà chỉ có đêm.
“Tương lai của các thiết bị như vậy rất thú vị, đặc biệt là nếu chúng sẽ bay trên khu vực không có người ở miền Bắc và Siberia", ông Denisov kết luận.
>> Xây nhà máy nước dùng năng lượng mặt trời cho vùng 'rốn' thiên tai
Nguồn:baoxaydung.com
Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016
Xây nhà máy nước dùng năng lượng mặt trời cho vùng 'rốn' thiên tai
Khi vận hành mỗi nhà máy tiết kiệm gần 2/3 điện năng sử dụng điện lưới quốc gia, phục vụ cho hàng nghìn người ở Bến Tre.
Chiều 21/5, tỉnh Bến Tre lần đầu tiên khánh thành 2 nhà máy nước công nghệ cao, sử dụng năng lượng mặt trời tại xã An Phú Trung (huyện Ba Tri) và xã Phú Đức (huyện Châu Thành) có tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ đồng.
Khi vận hành, mỗi nhà máy sẽ tiết kiệm gần 2/3 điện năng sử dụng điện lưới quốc gia, công suất xử lý 50 m3 mỗi giờ, đảm bảo phục vụ cho dân 7/164 xã, phường của Bến Tre. Đây là một trong những dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ.
"Chúng tôi biết Bến Tre là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên hỗ trợ thí điểm mô hình có công nghệ cao này nhằm giảm thiểu tác hại môi trường và hạn chế sử dụng điện năng quốc gia", bà Charlotte Laursen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam - chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Hữu Lập - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - mô hình này sẽ được nhân rộng tại địa phương trong thời gian tới.
>> Tesla chi 2,6 tỷ USD để thâu tóm SolarCity
Nhà máy nước công nghệ cao đầu tiên tại Bến Tre. Ảnh: A.X |
Khi vận hành, mỗi nhà máy sẽ tiết kiệm gần 2/3 điện năng sử dụng điện lưới quốc gia, công suất xử lý 50 m3 mỗi giờ, đảm bảo phục vụ cho dân 7/164 xã, phường của Bến Tre. Đây là một trong những dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ.
"Chúng tôi biết Bến Tre là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên hỗ trợ thí điểm mô hình có công nghệ cao này nhằm giảm thiểu tác hại môi trường và hạn chế sử dụng điện năng quốc gia", bà Charlotte Laursen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam - chia sẻ.
Ao chứa nước nguyên liệu được bảo quản trong nhà kính. Ảnh: A.X |
>> Tesla chi 2,6 tỷ USD để thâu tóm SolarCity
Tesla chi 2,6 tỷ USD để thâu tóm SolarCity
Hôm qua, Tesla xác nhận sẽ mua lại hãng năng lượng mặt trời SolarCity với giá 2,6 tỷ USD. Nếu thành công, thương vụ này sẽ hợp nhất hai công ty của Elon Musk thành một gã khổng lồ trong ngành công nghệ sạch.
Tháng 6 vừa qua, Elon Musk đã đề xuất mua lại SolarCity, tuy nhiên điều này đã gây ra không ít tranh cãi từ các nhà đầu tư và phân tích. Mặc dù vậy, dường như ông chủ Tesla vẫn rất kiên định với kế hoạch của mình.
Công ty sau sáp nhập sẽ kinh doanh những tấm pin mặt trời, pin Powerwall để lưu trữ năng lượng và tất nhiên là cả ô tô điện. Đây là một giải pháp năng lượng sạch được Elon Musk hứa hẹn trong kế hoạch bền vững cho nhân loại "Master Plan Part Deux" của mình hai tuần trước.
Bên cạnh đó, SolarCity cũng tiết lộ sẽ giới thiệu một "giải pháp tích hợp và lưu trữ năng lượng mặt trời", cùng một sản phẩm năng lượng mặt trời "tập trung vào mục tiêu sẽ có 5 triệu mái nhà mới được lắp đặt mỗi năm ở Mỹ".
Trước đó Elon Musk nói rằng, việc sáp nhập sẽ không ảnh hưởng đến siêu nhà máy pin Gigafactory mới đi vào hoạt động và kế hoạch ra mắt Model 3 của Tesla. Việc hợp nhất hai công ty này chỉ còn là vấn đề thời gian, trước đó, Tesla và SolarCity đã làm việc và phối hợp chặt chẽ với nhau trong nhiều năm.
SolarCity được thành lập bởi hai người anh em họ của Elon Musk là Giám đốc điều hành Lyndon Rive và Peter Rive. Một điều khá đặc biệt là Elon Musk đang là Chủ tịch và cổ đông lớn nhất của cả hai công ty trên.
SolarCity cho biết hãng đã lắp đặt các tấm quang điện nhiều hơn so với dự báo quý trước và sẽ công bố các khoản thu nhập của mình trong tuần tới. Mặc dù vậy, công ty này cũng cho biết thêm rằng việc lắp đặt ở khu dân cư lại đang có xu hướng giảm nhẹ.
Thỏa thuận mua lại giữa Tesla và SolarCity vẫn chưa phải là cuối cùng bởi nó bao gồm một điều khoản cho phép những người mua tiềm năng khác có thể đề nghị mua lại SolarCity đến ngày 14/9/2016.
>> Warren Buffett và Elon Musk: Ai sẽ là người ‘sở hữu’ mặt trời?
Huyền Thanh
Theo Engadget
Tháng 6 vừa qua, Elon Musk đã đề xuất mua lại SolarCity, tuy nhiên điều này đã gây ra không ít tranh cãi từ các nhà đầu tư và phân tích. Mặc dù vậy, dường như ông chủ Tesla vẫn rất kiên định với kế hoạch của mình.
Công ty sau sáp nhập sẽ kinh doanh những tấm pin mặt trời, pin Powerwall để lưu trữ năng lượng và tất nhiên là cả ô tô điện. Đây là một giải pháp năng lượng sạch được Elon Musk hứa hẹn trong kế hoạch bền vững cho nhân loại "Master Plan Part Deux" của mình hai tuần trước.
Bên cạnh đó, SolarCity cũng tiết lộ sẽ giới thiệu một "giải pháp tích hợp và lưu trữ năng lượng mặt trời", cùng một sản phẩm năng lượng mặt trời "tập trung vào mục tiêu sẽ có 5 triệu mái nhà mới được lắp đặt mỗi năm ở Mỹ".
Trước đó Elon Musk nói rằng, việc sáp nhập sẽ không ảnh hưởng đến siêu nhà máy pin Gigafactory mới đi vào hoạt động và kế hoạch ra mắt Model 3 của Tesla. Việc hợp nhất hai công ty này chỉ còn là vấn đề thời gian, trước đó, Tesla và SolarCity đã làm việc và phối hợp chặt chẽ với nhau trong nhiều năm.
SolarCity được thành lập bởi hai người anh em họ của Elon Musk là Giám đốc điều hành Lyndon Rive và Peter Rive. Một điều khá đặc biệt là Elon Musk đang là Chủ tịch và cổ đông lớn nhất của cả hai công ty trên.
SolarCity cho biết hãng đã lắp đặt các tấm quang điện nhiều hơn so với dự báo quý trước và sẽ công bố các khoản thu nhập của mình trong tuần tới. Mặc dù vậy, công ty này cũng cho biết thêm rằng việc lắp đặt ở khu dân cư lại đang có xu hướng giảm nhẹ.
Thỏa thuận mua lại giữa Tesla và SolarCity vẫn chưa phải là cuối cùng bởi nó bao gồm một điều khoản cho phép những người mua tiềm năng khác có thể đề nghị mua lại SolarCity đến ngày 14/9/2016.
>> Warren Buffett và Elon Musk: Ai sẽ là người ‘sở hữu’ mặt trời?
Huyền Thanh
Theo Engadget
Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016
Warren Buffett và Elon Musk: Ai sẽ là người ‘sở hữu’ mặt trời?
Trong những ngày gần đây, Elon Musk liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng để nói về những gì mình đang làm được với Tesla.
Nhưng ít ai biết được rằng, Elon Musk cũng đang có mặt ở một lĩnh vực có nhiều triển vọng: điện mặt trời. Và sân chơi này đang trở nên cực kỳ hấp dẫn khi xuất hiện một đối thủ xứng tầm. Đó chính là Warren Buffet, người đàn ông giàu thứ hai thế giới.
Được thành lập vào năm 2006 bởi Elon Musk cùng 2 người anh em họ là Lyndon và Peter Rive, SolarCity đã mang năng lượng tái tạo phủ rộng hơn 15 bang, đem về doanh thu 350 triệu USD hàng năm. Công ty này thiết kế, lắp đặt và cho thuê các hệ thống điện mặt trời ở mức giá cho phép người dùng tiết kiệm tiền điện hàng tháng và chống chọi được với sự biến đổi thời tiết.
SolarCity bắt đầu hoạt động ở Nevada vào năm 2014 và nhanh chóng trở thành nhà cung cấp tấm thu năng lượng mặt trời hàng đầu ở đây.
Thành công này có được một phần là do chính quyền bang có chính sách hỗ trợ, theo đó SolarCity sẽ nhận được khoản tài trợ 400 ngàn USD mỗi năm nếu đạt các mục tiêu tuyển dụng nhân lực địa phương. Ngoài ra họ còn áp dụng chính sách “net metering” (định lượng tĩnh) cho phép những ai có hệ thống điện mặt trời được bán lại lượng điện mà họ không sử dụng, và tiền này sẽ bù vào hóa đơn tiền điện.
Cũng như hơn 40 bang khác ở Mỹ, Nevada buộc các công ty dịch vụ công cộng (cụ thể là cung cấp điện) phải mua lại phần năng lượng thừa này với giá bằng mức mà họ thu của khách hàng. Net metering không được các công ty này ủng hộ, và NV Energy – công ty dịch vụ công cộng lớn nhất Nevada, được Warren Buffet mua lại với giá 5,6 tỷ USD – đang làm mọi việc có thể để chống lại.
Ban đầu, NV Energy vận động hành lang để giới hạn tổng lượng điện một người/doanh nghiệp nhỏ được phép tạo ra chỉ ở mức 3% dung lượng đỉnh của mọi công ty điện.
Vào tháng 12 vừa rồi, NV Energy giành được thắng lợi quan trọng: Ủy Ban Tiện Ích Công Cộng (PUC) Nevada ban hành các quy định khiến việc sử dụng điện mặt trời trở nên đắt đỏ hơn. Chẳng hạn, với cách tính giá mới, một người dùng cả điện mặt trời và điện lưới ở Nevada sẽ phải trả mức phí tăng dần hàng năm từ 12,75 USD lên 38,51 USD vào năm 2020. Trong cùng thời điểm, số tiền người này nhận được từ việc bán điện mặt trời sẽ giảm 75% và chỉ được hưởng mức giá rẻ hơn một chút nếu sử dụng điện lưới.
Chỉ một ngày sau khi quy định này được đưa ra, SolarCity tuyên bố sẽ ngừng kinh doanh ở Nevada, và công ty sẽ sa thải 550 nhân viên trong bang.
Cuộc chiến về điện ở Nevada không phải là một trường hợp cá biệt. Sử dụng điện mặt trời đang nở rộ trên khắp nước Mỹ nhờ giá các tấm bảng thu năng lượng mặt trời giảm đáng kể. Điều này khiến cho hơn một nửa các bang ở Mỹ phải xem xét lại hoặc thay đổi chính sách net metering vào quý 3 năm 2015. Và ở đâu có sự xuất hiện của các công ty điện mặt trời, ở đó có sự ủng hộ của phần đông người dân.
Mặc dù các công ty điện lưới không có được sự ủng hộ này nhưng họ cũng đang phát triển các dự án năng lượng tái tạo của riêng mình để bắt kịp với xu hướng mới. Ở North Carolina, Duke Energy đã đầu tư 900 triệu USD vào điện mặt trời. Công ty của Buffet cũng cam kết chi 15 tỷ USD trong suốt năm 2014 cho mọi hoạt động liên quan đến năng lượng tái tạo.
NV Energy cũng tỏ ra lắng nghe công chúng và vào ngày 25/01 vừa rồi, công ty này tuyên bố sẽ yêu cầu PUC cho phép các khách hàng net metering đã đăng ký tiếp tục áp dụng hệ thống tính giá cũ trong 20 năm nữa. Nhưng ngay cả khi đề xuất này được chấp nhận, điều đó cũng chưa đủ để làm vui lòng những người trong ngành điện mặt trời.
Cuộc chiến vẫn chưa ngã ngũ và khiến rất nhiều người lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Chẳng hạn như Dale Collier, người đã chi 48.000 USD để trang bị một hệ thống gồm 56 tấm thu năng lượng mặt trời vào năm 2011, khi đó đã giảm được hóa đơn tiền điện từ 330 USD xuống còn 80 USD/tháng. Anh cho biết: “Khi ấy, đó là điều sáng suốt nhất mà tôi từng làm. Bây giờ hóa ra đó lại là điều ngu ngốc nhất”.
Collier dự định sẽ bỏ nghề phi công lái máy bay chở hàng nhỏ nhưng vẫn chưa thể thực hiện được cho đến khi giải quyết vấn đề tiền điện êm xuôi. Theo lời Collier, nếu điện mặt trời không có hiệu quả, anh sẽ xem xét sử dụng pin mặt trời: “Tôi muốn hoàn toàn không phải sử dụng điện lưới một chút nào”.
>> Cánh đồng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới
Theo Vnreview
Nhưng ít ai biết được rằng, Elon Musk cũng đang có mặt ở một lĩnh vực có nhiều triển vọng: điện mặt trời. Và sân chơi này đang trở nên cực kỳ hấp dẫn khi xuất hiện một đối thủ xứng tầm. Đó chính là Warren Buffet, người đàn ông giàu thứ hai thế giới.
Được thành lập vào năm 2006 bởi Elon Musk cùng 2 người anh em họ là Lyndon và Peter Rive, SolarCity đã mang năng lượng tái tạo phủ rộng hơn 15 bang, đem về doanh thu 350 triệu USD hàng năm. Công ty này thiết kế, lắp đặt và cho thuê các hệ thống điện mặt trời ở mức giá cho phép người dùng tiết kiệm tiền điện hàng tháng và chống chọi được với sự biến đổi thời tiết.
SolarCity bắt đầu hoạt động ở Nevada vào năm 2014 và nhanh chóng trở thành nhà cung cấp tấm thu năng lượng mặt trời hàng đầu ở đây.
Thành công này có được một phần là do chính quyền bang có chính sách hỗ trợ, theo đó SolarCity sẽ nhận được khoản tài trợ 400 ngàn USD mỗi năm nếu đạt các mục tiêu tuyển dụng nhân lực địa phương. Ngoài ra họ còn áp dụng chính sách “net metering” (định lượng tĩnh) cho phép những ai có hệ thống điện mặt trời được bán lại lượng điện mà họ không sử dụng, và tiền này sẽ bù vào hóa đơn tiền điện.
Cũng như hơn 40 bang khác ở Mỹ, Nevada buộc các công ty dịch vụ công cộng (cụ thể là cung cấp điện) phải mua lại phần năng lượng thừa này với giá bằng mức mà họ thu của khách hàng. Net metering không được các công ty này ủng hộ, và NV Energy – công ty dịch vụ công cộng lớn nhất Nevada, được Warren Buffet mua lại với giá 5,6 tỷ USD – đang làm mọi việc có thể để chống lại.
Ban đầu, NV Energy vận động hành lang để giới hạn tổng lượng điện một người/doanh nghiệp nhỏ được phép tạo ra chỉ ở mức 3% dung lượng đỉnh của mọi công ty điện.
Vào tháng 12 vừa rồi, NV Energy giành được thắng lợi quan trọng: Ủy Ban Tiện Ích Công Cộng (PUC) Nevada ban hành các quy định khiến việc sử dụng điện mặt trời trở nên đắt đỏ hơn. Chẳng hạn, với cách tính giá mới, một người dùng cả điện mặt trời và điện lưới ở Nevada sẽ phải trả mức phí tăng dần hàng năm từ 12,75 USD lên 38,51 USD vào năm 2020. Trong cùng thời điểm, số tiền người này nhận được từ việc bán điện mặt trời sẽ giảm 75% và chỉ được hưởng mức giá rẻ hơn một chút nếu sử dụng điện lưới.
Chỉ một ngày sau khi quy định này được đưa ra, SolarCity tuyên bố sẽ ngừng kinh doanh ở Nevada, và công ty sẽ sa thải 550 nhân viên trong bang.
Cuộc chiến về điện ở Nevada không phải là một trường hợp cá biệt. Sử dụng điện mặt trời đang nở rộ trên khắp nước Mỹ nhờ giá các tấm bảng thu năng lượng mặt trời giảm đáng kể. Điều này khiến cho hơn một nửa các bang ở Mỹ phải xem xét lại hoặc thay đổi chính sách net metering vào quý 3 năm 2015. Và ở đâu có sự xuất hiện của các công ty điện mặt trời, ở đó có sự ủng hộ của phần đông người dân.
Mặc dù các công ty điện lưới không có được sự ủng hộ này nhưng họ cũng đang phát triển các dự án năng lượng tái tạo của riêng mình để bắt kịp với xu hướng mới. Ở North Carolina, Duke Energy đã đầu tư 900 triệu USD vào điện mặt trời. Công ty của Buffet cũng cam kết chi 15 tỷ USD trong suốt năm 2014 cho mọi hoạt động liên quan đến năng lượng tái tạo.
NV Energy cũng tỏ ra lắng nghe công chúng và vào ngày 25/01 vừa rồi, công ty này tuyên bố sẽ yêu cầu PUC cho phép các khách hàng net metering đã đăng ký tiếp tục áp dụng hệ thống tính giá cũ trong 20 năm nữa. Nhưng ngay cả khi đề xuất này được chấp nhận, điều đó cũng chưa đủ để làm vui lòng những người trong ngành điện mặt trời.
Cuộc chiến vẫn chưa ngã ngũ và khiến rất nhiều người lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Chẳng hạn như Dale Collier, người đã chi 48.000 USD để trang bị một hệ thống gồm 56 tấm thu năng lượng mặt trời vào năm 2011, khi đó đã giảm được hóa đơn tiền điện từ 330 USD xuống còn 80 USD/tháng. Anh cho biết: “Khi ấy, đó là điều sáng suốt nhất mà tôi từng làm. Bây giờ hóa ra đó lại là điều ngu ngốc nhất”.
Collier dự định sẽ bỏ nghề phi công lái máy bay chở hàng nhỏ nhưng vẫn chưa thể thực hiện được cho đến khi giải quyết vấn đề tiền điện êm xuôi. Theo lời Collier, nếu điện mặt trời không có hiệu quả, anh sẽ xem xét sử dụng pin mặt trời: “Tôi muốn hoàn toàn không phải sử dụng điện lưới một chút nào”.
>> Cánh đồng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới
Theo Vnreview
Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016
Cánh đồng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới
Đó chính là khu cánh đồng năng lượng mặt trời Noor Concentrated Solar Power tại Morocco có khả năng đáp ứng nhu cầu dùng điện của 1,1 triệu hộ gia đình vào năm 2018.
Khu phức hợp này sử dụng các nguồn điện mặt trời tập trung có thể tích lại để sử dụng cho các ngày mưa gió. Hiện tại, cánh đồng năng lượng mặt trời này đang đạt công suất 160 megawatts (MW) nhưng sẽ nhanh chóng tăng lên 500 MW trong 2 năm tới.
Quỹ Đầu tư Khí hậu (CIF) ước tính rằng Noor Concentrated Solar Power sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon tới 760 ngàn tấn mỗi năm, và ước tính giảm được hơn triệu tấn thải carbon trong 25 năm tới.
Đây là mốc rất quan trọng với Morocco do 97% nguồn năng lượng của nước này lấy từ nhiên liệu than đá nhập khẩu. Có phần xa mạc Sahara ở phần phía nam, Morocco có thể tận dụng không gian ánh sáng mặt trời rộng lớn để xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới. Mục tiêu của Morocco tới năm 2020 là có 42% năng lượng lấy từ nguồn tái tạo.
>> Phi cơ năng lượng mặt trời bay chặng 12 đến Ohio
Nguyễn Minh
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/the-gioi-so/288943/canh-dong-nang-luong-mat-troi-lon-nhat-the-gioi.html
Khu phức hợp này sử dụng các nguồn điện mặt trời tập trung có thể tích lại để sử dụng cho các ngày mưa gió. Hiện tại, cánh đồng năng lượng mặt trời này đang đạt công suất 160 megawatts (MW) nhưng sẽ nhanh chóng tăng lên 500 MW trong 2 năm tới.
Quỹ Đầu tư Khí hậu (CIF) ước tính rằng Noor Concentrated Solar Power sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon tới 760 ngàn tấn mỗi năm, và ước tính giảm được hơn triệu tấn thải carbon trong 25 năm tới.
Đây là mốc rất quan trọng với Morocco do 97% nguồn năng lượng của nước này lấy từ nhiên liệu than đá nhập khẩu. Có phần xa mạc Sahara ở phần phía nam, Morocco có thể tận dụng không gian ánh sáng mặt trời rộng lớn để xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới. Mục tiêu của Morocco tới năm 2020 là có 42% năng lượng lấy từ nguồn tái tạo.
>> Phi cơ năng lượng mặt trời bay chặng 12 đến Ohio
Nguyễn Minh
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/the-gioi-so/288943/canh-dong-nang-luong-mat-troi-lon-nhat-the-gioi.html
Phi cơ năng lượng mặt trời bay chặng 12 đến Ohio
Chiếc máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời nổi tiếng thế giới hiện nay Solar Impulse 2 vừa hạ cánh xuống và dừng chân ở bang Ohio (Mỹ) sau khi hoàn thành chặng bay thứ 12 của hành trình vòng quanh Trái Đất.
Chiếc máy bay đặc biệt Solar Impulse 2 không mang theo bầu nhiên liệu này được chế tạo ở Thụy Sĩ và được điều khiển bởi người công dân Thụy Sĩ André Borschberg. Máy bay cất cánh từ sân bay quốc tế Tulsa, bang Oklahoma trước 5 giờ sáng và hạ cánh xuống sân bay quốc tế Dayton, bang Ohio cùng ngày thứ Bảy 21/5/2016 trước 10 giờ tối giờ địa phương, sau 16 giờ và 34 phút bay với tốc độ giữa 55 - 100 km/giờ và vượt qua khoảng cách 1,110 km (hay 692 dặm).
Đây là chặng bay thứ 12, chứ không phải là chặng thứ 11 như nhiều tờ báo tiếng Việt nhầm lẫn. Là chặng bay cuối trong tổng cộng 12 chặng bay từ điểm xuất phát (Abu Dhabi) liệt kê sau đây:
Chặng 1: ngày 9/3/2015, Abu Dhabi (UAE) - Muscat (Oman) - 772km; 13 giờ 1 phút
Chặng 2: ngày 10/3/2015, Muscat (Oman) - Ahmedabad (Ấn Độ) - 1,593km. 15 giờ 20 ph
Chặng 3: ngày 18/3/2015, Ahmedabad (Ấn Độ) - Varanasi (Ấn Độ) - 1,170km; 13 giờ 15 ph
Chặng 4: ngày 18/3/2015, Varanasi (Ấn Độ) - Mandalay (Myanmar) - 1,536km; 13 giờ 29 ph
Chặng 5: ngày 29/3/2015, Mandalay (Myanmar) - Trùng Khánh (TQ) - 1,636km; 20 giờ 29 ph
Chặng 6: ngày 21/4/ 2015, Trùng Khánh (TQ) - Nam Kinh (TQ) - 1,384km; 17 giờ 22 ph
Chặng 7: ngày 30/ 5/2015, Nam Kinh (TQ) - Nagoya (Nhật) - 2,942km; 1 ngày 20 giờ 9 ph
Chặng 8: ngày 28/6/2015, Nagoya (Nhật) - Hawaii (Mỹ) - 8,924km; 4 ngày 21 giờ 52 ph
Chặng 9: ngày 21/4/2016, Hawaii (Mỹ) - California (Mỹ) - 4,523km; 2 ngày 17 giờ 29 ph
Chặng 10: ngày 02/5/2016, California (Mỹ) - Phoenix, Arizona (Mỹ) - 1,199km; 15 giờ 52 phút
Chặng 11: ngày 12/5/2016, Phoenix, Arizona (Mỹ) - Tulsa, Oklah.(Mỹ) -1.570 km; 18 giờ 10ph
Chặng 12: ngày 21/5/2016, Tulsa, Oklahoma (Mỹ) - Dayton, Ohio (Mỹ) -1.113 km; 16giờ34ph
Độc giả sẽ thấy rõ hơn hành trình 12 chặng bay đã qua trong bản đồ đường bay từ nơi xuất phát (thành phố Abu Dhabi) và cũng sẽ là nơi kết thúc chuyến bay dưới đây:
Như vậy, vẫn còn ít nhất một chặng bay nữa từ Ohio đến New York trước khi máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 cất cánh từ giã nước Mỹ vượt Đại Tây Dương trở lại nơi xuất phát, thủ đô Abu Dhabi của nước Cộng hòa Hồi giáo Ả rập Thống nhất.
Điều nay cũng có nghĩa là, khác với tiên liệu, chặng thứ 13 chỉ có thể là chặng cuối cùng bay trên đất Hoa Kỳ chứ không thể là chặng bay cuối cùng của chuyến bay vòng quanh thế giới. Và tổng số chặng bay khép kín trọn vòng quanh địa cầu của máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 hẳn sẽ lớn hơn con số 13.
Hơn nữa, theo như hình dung của bản đồ đường bay trên đây, không loại trừ khả năng trên đường bay xuyên lục địa Phi, Âu và Á châu có thể còn có một số trạm dừng chân “bất đắc dĩ” khác. Các số thứ tự 14, 15, 16… đang dành cho con tàu Solar Impulse 2 trên đường trở về nơi xuất phát Abu Dhabi.
Trần Minh
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/tin-cong-nghe/306325/phi-co-nang-luong-mat-troi-bay-chang-12-den-ohio.html
Chiếc máy bay đặc biệt Solar Impulse 2 không mang theo bầu nhiên liệu này được chế tạo ở Thụy Sĩ và được điều khiển bởi người công dân Thụy Sĩ André Borschberg. Máy bay cất cánh từ sân bay quốc tế Tulsa, bang Oklahoma trước 5 giờ sáng và hạ cánh xuống sân bay quốc tế Dayton, bang Ohio cùng ngày thứ Bảy 21/5/2016 trước 10 giờ tối giờ địa phương, sau 16 giờ và 34 phút bay với tốc độ giữa 55 - 100 km/giờ và vượt qua khoảng cách 1,110 km (hay 692 dặm).
Đây là chặng bay thứ 12, chứ không phải là chặng thứ 11 như nhiều tờ báo tiếng Việt nhầm lẫn. Là chặng bay cuối trong tổng cộng 12 chặng bay từ điểm xuất phát (Abu Dhabi) liệt kê sau đây:
Chặng 1: ngày 9/3/2015, Abu Dhabi (UAE) - Muscat (Oman) - 772km; 13 giờ 1 phút
Chặng 2: ngày 10/3/2015, Muscat (Oman) - Ahmedabad (Ấn Độ) - 1,593km. 15 giờ 20 ph
Chặng 3: ngày 18/3/2015, Ahmedabad (Ấn Độ) - Varanasi (Ấn Độ) - 1,170km; 13 giờ 15 ph
Chặng 4: ngày 18/3/2015, Varanasi (Ấn Độ) - Mandalay (Myanmar) - 1,536km; 13 giờ 29 ph
Chặng 5: ngày 29/3/2015, Mandalay (Myanmar) - Trùng Khánh (TQ) - 1,636km; 20 giờ 29 ph
Chặng 6: ngày 21/4/ 2015, Trùng Khánh (TQ) - Nam Kinh (TQ) - 1,384km; 17 giờ 22 ph
Chặng 7: ngày 30/ 5/2015, Nam Kinh (TQ) - Nagoya (Nhật) - 2,942km; 1 ngày 20 giờ 9 ph
Chặng 8: ngày 28/6/2015, Nagoya (Nhật) - Hawaii (Mỹ) - 8,924km; 4 ngày 21 giờ 52 ph
Chặng 9: ngày 21/4/2016, Hawaii (Mỹ) - California (Mỹ) - 4,523km; 2 ngày 17 giờ 29 ph
Chặng 10: ngày 02/5/2016, California (Mỹ) - Phoenix, Arizona (Mỹ) - 1,199km; 15 giờ 52 phút
Chặng 11: ngày 12/5/2016, Phoenix, Arizona (Mỹ) - Tulsa, Oklah.(Mỹ) -1.570 km; 18 giờ 10ph
Chặng 12: ngày 21/5/2016, Tulsa, Oklahoma (Mỹ) - Dayton, Ohio (Mỹ) -1.113 km; 16giờ34ph
Độc giả sẽ thấy rõ hơn hành trình 12 chặng bay đã qua trong bản đồ đường bay từ nơi xuất phát (thành phố Abu Dhabi) và cũng sẽ là nơi kết thúc chuyến bay dưới đây:
Như vậy, vẫn còn ít nhất một chặng bay nữa từ Ohio đến New York trước khi máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 cất cánh từ giã nước Mỹ vượt Đại Tây Dương trở lại nơi xuất phát, thủ đô Abu Dhabi của nước Cộng hòa Hồi giáo Ả rập Thống nhất.
Điều nay cũng có nghĩa là, khác với tiên liệu, chặng thứ 13 chỉ có thể là chặng cuối cùng bay trên đất Hoa Kỳ chứ không thể là chặng bay cuối cùng của chuyến bay vòng quanh thế giới. Và tổng số chặng bay khép kín trọn vòng quanh địa cầu của máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 hẳn sẽ lớn hơn con số 13.
Hơn nữa, theo như hình dung của bản đồ đường bay trên đây, không loại trừ khả năng trên đường bay xuyên lục địa Phi, Âu và Á châu có thể còn có một số trạm dừng chân “bất đắc dĩ” khác. Các số thứ tự 14, 15, 16… đang dành cho con tàu Solar Impulse 2 trên đường trở về nơi xuất phát Abu Dhabi.
Trần Minh
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/tin-cong-nghe/306325/phi-co-nang-luong-mat-troi-bay-chang-12-den-ohio.html
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016
Thử nghiệm xe buýt chạy bằng năng lượng mặt trời
Chính phủ vừa đồng ý cho phép nhập khẩu một xe buýt chạy bằng năng lượng mặt trời của Nhật Bản để thử nghiệm trong 5 năm.
Việc nhập xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời nằm trong chương trình hợp tác giữa TP Hải Phòng và TP Kitakyushu (Nhật Bản) về xây dựng thành phố Cảng xanh từ 2014.
Xe được nhập theo hình thức tạm nhập, tái xuất và được miễn thuế nhập khẩu.
Hai thành phố đã ký kết và định hướng thí điểm 7 lĩnh vực: xử lý rác thải, năng lượng, cấp thoát nước-thoát nước mưa, bảo vệ môi trường, giao thông, sản xuất sạch và đảo Cát Bà.
Trong đó, nhóm chuyên gia tập trung giới thiệu các vấn đề cấp thiết như: phân loại rác thải, tài nguyên hóa rác; xây dựng trạm xử lý nước thải chung; sử dụng phương tiện giao thông công cộng, xe buýt điện thân thiện với môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái đảo Cát Bà.
Các trường hợp nhập khẩu xe buýt điện sau năm 2020 (nếu có) phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
Bá Đô/Vnexpress
Việc nhập xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời nằm trong chương trình hợp tác giữa TP Hải Phòng và TP Kitakyushu (Nhật Bản) về xây dựng thành phố Cảng xanh từ 2014.
Xe được nhập theo hình thức tạm nhập, tái xuất và được miễn thuế nhập khẩu.
Hai thành phố đã ký kết và định hướng thí điểm 7 lĩnh vực: xử lý rác thải, năng lượng, cấp thoát nước-thoát nước mưa, bảo vệ môi trường, giao thông, sản xuất sạch và đảo Cát Bà.
Trong đó, nhóm chuyên gia tập trung giới thiệu các vấn đề cấp thiết như: phân loại rác thải, tài nguyên hóa rác; xây dựng trạm xử lý nước thải chung; sử dụng phương tiện giao thông công cộng, xe buýt điện thân thiện với môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái đảo Cát Bà.
Các trường hợp nhập khẩu xe buýt điện sau năm 2020 (nếu có) phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
Bá Đô/Vnexpress
Anh hỗ trợ Việt Nam phát triển điện năng lượng Mặt Trời
Anh hôm nay thông báo về chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp tại một số tỉnh, thành phố phía nam Việt Nam phát triển điện Mặt Trời nhằm tạo ra nguồn năng lượng sạch và ổn định.
Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh (FCO), Công ty Dragon Capital Group (DCG) và Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng thành phố Hồ Chí Minh (ECC) hôm nay ra thông báo về chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Đồng Nai phát triển hệ thống điện Mặt Trời mái nhà nhằm tạo ra nguồn năng lượng sạch và ổn định sử dụng tại doanh nghiệp.
Giai đoạn đầu Chương trình Hỗ trợ Phát triển Điện Mặt Trời tại miền Nam Việt Nam (Solar Hub), với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Thịnh vượng của Anh, sẽ diễn ra đến tháng 3/2017.
Chương trình gồm hỗ trợ kỹ thuật để lập báo cáo tiền khả thi, đo lượng bức xạ Mặt Trời và tính toán hiệu quả kinh tế cho các hệ thống điện Mặt Trời mái nhà. Dự án Solar Hub sẽ thu thập và tổng hợp số liệu từ những hệ thống hiện có để xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, nhà cung cấp thiết bị, đơn vị tư vấn, và doanh nghiệp mong muốn sản xuất điện Mặt Trời.
"Quỹ Thịnh vượng 1,3 tỷ bảng Anh khởi động vào tháng 11/2015 và Việt Nam là một trong những nước đầu tiên được hưởng lợi. Tôi tin rằng dự án Solar Hub sẽ mang lại tác động thực sự nhằm thúc đẩy năng lượng Mặt Trời tại Việt Nam và là minh chứng cho sự đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo nói chung", ông Andrew Holt, đại diện Quỹ Thịnh vượng, Đại sứ quán Anh, phát biểu.
Ông Gavin Smith, Giám đốc Quỹ Phát triển sạch của GCG, cho biết ngành năng lượng Mặt Trời tại Việt Nam đang trong giai đoạn sơ khai và việc cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy với một thị trường mới là vô cùng quan trọng.
"Sau thành công từ Chương trình Thí điểm Xây dựng Cơ chế Hỗ trợ Đầu tư Điện Mặt Trời tại thành phố Hồ Chí Minh triển khai năm 2015, thành phố đã có hơn 1 MWp điện Mặt Trời được lắp đặt. Năm 2016, thị trường điện Mặt Trời tiếp tục phát triển ấn tượng với hơn 2,5 MWp dự kiến được các doanh nghiệp đầu tư", ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc ECC, chia sẻ.
Quỹ Thịnh vượng dự kiến phân bổ trong vòng 5 năm để đẩy mạnh cải cách kinh tế và phát triển cần thiết cho sự tăng trưởng ở các nước đối tác được công bố trong Đánh giá Chiến lược Quốc phòng và An ninh của Anh năm 2015. Các mục tiêu ưu tiên bao gồm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động của thị trường, cải cách hệ thống tài chính và năng lượng, tăng cường năng lực của các nước đối tác trong phòng chống tham nhũng.
Ngoài việc giúp các nước nhận viện trợ xóa đói giảm nghèo, những cải cách này được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp trên toàn cầu, bao gồm cả doanh nghiệp từ Anh.
Anh đã phân bổ khoảng 1,1 triệu bảng Anh trong năm tài khóa 2016 - 2017 để tài trợ cho các dự án tại Việt Nam. Các dự án này sẽ tập trung vào tăng cường an ninh năng lượng và đẩy mạnh phát triển năng lượng carbon thấp thúc đẩy môi trường kinh doanh minh bạch và cởi mở.
Như Tâm/vnexpress
Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh (FCO), Công ty Dragon Capital Group (DCG) và Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng thành phố Hồ Chí Minh (ECC) hôm nay ra thông báo về chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Đồng Nai phát triển hệ thống điện Mặt Trời mái nhà nhằm tạo ra nguồn năng lượng sạch và ổn định sử dụng tại doanh nghiệp.
Giai đoạn đầu Chương trình Hỗ trợ Phát triển Điện Mặt Trời tại miền Nam Việt Nam (Solar Hub), với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Thịnh vượng của Anh, sẽ diễn ra đến tháng 3/2017.
Chương trình gồm hỗ trợ kỹ thuật để lập báo cáo tiền khả thi, đo lượng bức xạ Mặt Trời và tính toán hiệu quả kinh tế cho các hệ thống điện Mặt Trời mái nhà. Dự án Solar Hub sẽ thu thập và tổng hợp số liệu từ những hệ thống hiện có để xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, nhà cung cấp thiết bị, đơn vị tư vấn, và doanh nghiệp mong muốn sản xuất điện Mặt Trời.
"Quỹ Thịnh vượng 1,3 tỷ bảng Anh khởi động vào tháng 11/2015 và Việt Nam là một trong những nước đầu tiên được hưởng lợi. Tôi tin rằng dự án Solar Hub sẽ mang lại tác động thực sự nhằm thúc đẩy năng lượng Mặt Trời tại Việt Nam và là minh chứng cho sự đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo nói chung", ông Andrew Holt, đại diện Quỹ Thịnh vượng, Đại sứ quán Anh, phát biểu.
Ông Gavin Smith, Giám đốc Quỹ Phát triển sạch của GCG, cho biết ngành năng lượng Mặt Trời tại Việt Nam đang trong giai đoạn sơ khai và việc cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy với một thị trường mới là vô cùng quan trọng.
"Sau thành công từ Chương trình Thí điểm Xây dựng Cơ chế Hỗ trợ Đầu tư Điện Mặt Trời tại thành phố Hồ Chí Minh triển khai năm 2015, thành phố đã có hơn 1 MWp điện Mặt Trời được lắp đặt. Năm 2016, thị trường điện Mặt Trời tiếp tục phát triển ấn tượng với hơn 2,5 MWp dự kiến được các doanh nghiệp đầu tư", ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc ECC, chia sẻ.
Quỹ Thịnh vượng dự kiến phân bổ trong vòng 5 năm để đẩy mạnh cải cách kinh tế và phát triển cần thiết cho sự tăng trưởng ở các nước đối tác được công bố trong Đánh giá Chiến lược Quốc phòng và An ninh của Anh năm 2015. Các mục tiêu ưu tiên bao gồm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động của thị trường, cải cách hệ thống tài chính và năng lượng, tăng cường năng lực của các nước đối tác trong phòng chống tham nhũng.
Ngoài việc giúp các nước nhận viện trợ xóa đói giảm nghèo, những cải cách này được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp trên toàn cầu, bao gồm cả doanh nghiệp từ Anh.
Anh đã phân bổ khoảng 1,1 triệu bảng Anh trong năm tài khóa 2016 - 2017 để tài trợ cho các dự án tại Việt Nam. Các dự án này sẽ tập trung vào tăng cường an ninh năng lượng và đẩy mạnh phát triển năng lượng carbon thấp thúc đẩy môi trường kinh doanh minh bạch và cởi mở.
Như Tâm/vnexpress
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)